Thứ tư
04-12-2024
00:46
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
TUỔI DẬY THÌ CÓ GÌ ĐẶC BIỆT? - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: anidethuong, Sammy  
TUỔI DẬY THÌ CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
boysoc203 Ngày: Thứ ba, 18-08-2009, 19:21 | Message # 1
Nhóm: Tuyên Truyền Viên Đồng Đẳng
Bài viết: 212
Hiện trạng: Offline
Mục đích:
Giúp học sinh biết:
- Tự phát hiện những biến đổi của cơ thể mình.
- Những biến đổi về thể chất,tâm lý tình cảm ở tuổi dậy thì.
- Tìm sự giúp đỡ của người lớn trong việc giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bạn bè cùng trang lứa.

Tài liệu và phương tiện:
- Tranh vẽ “Những biến đổi cơ thể của nam/nữ”.
- Bảng “Những dấu hiệu đặc trưng của tuổi dậy thì”
- Bảng “ Những cảm xúa thường gặp của bạn”
- Phiếu ghi các tình huông đóng vai.
- Giấy trắng khổ to.
- Kéo, băng dính.

Cách tiến hành:
Hoạt độnh 1: Tự phát hiện những biến đổi cơ thể mình( 25 phút).

Mục đích: Giúp học sinh tự phát hiện những biến đổi của cơ thể mình khi bước vào tuổi dậy thì.

Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động của giáo viên:
Giáo viên khi lên bảng một số đặc điểm cơ bản của tuổi dậy thì như: Tăng nhanh chiều cao, ngực nở, giọng nói thay đổi, nọc lông, mụn ttrứng cá, xuất tinh, có kinh nguyệt.
Phát cho học sinh một tờ phiếu nhỏ (bằng 1/8 tờ giấy A4)
Bước 2: Hoạt động cá nhân học sinh.
Yêu cầu từng em đọc kỹ những đặc điểm cơ thể của tuổi dậy thì ghi ở trên bảng, suy nghĩ xem bản thân có những điểm gì giống như vậy chưa. Nếu có, hãy ghi vào phiếu những đặc điểm đó, nếu chưa có thì ghi chữ “hưa thấy”. Lưu ý không ghi tên lên phiếu.
Bước 3: Hoạt động lớp.
Giáo viên yêu cầu các em trao đổi phiếu lẫn nhau. Sau đó mời từng em đọc kết quả từng phiếu để cả lớp cùng nghe.
Bước 4: Hoạt động của giáo viên.
Giáo viên nhẫn xét xem học sinh của lớp đã có những đặc điểm của tuổi dậy thì chưa và kết luận.

·1 Tuổi dậy thì bắt đầu từ 10 – 13 tuổi và kết thúc vào 17 – 19 tuổi ( trẻ em gái thường dậy thì sớm hơn trẻ em trai 1- 2 năm)
·2 Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển con người từ trẻ con thành người lớn. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển đạc biệt mạnh mẽ cả về thể chất , tâm lý, tình cảm và khả năng hòa nhập xã hội , cộng đồng.
·3 Theo tổ chức Y tế thế giới thì thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi được gọi là vị thành niên.

Hoạt động 2: Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì (25 phút).
Mục tiêu: Học sinh biết được đầy đủ những biến đổi của cơ thể tuổi dậy thì
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động của giáo viên.
Giáo viên treo tranh vẽ “ Nhưnngx biến đổi cơ thể của nam và nữ “ lên bảng để học sinh dễ quan sát.
Phát cho học sinh một tờ giấy trắng (bằng 1/2 tờ giấy A4)
Bước 2: Hoạt động cá nhân học sinh.
Từng học sinh suy nghĩ và ghi vào phiếu những biến đổi ở tuổi dậy thì mà các em biết.
Bước 3: Hoạt động nhóm.
Sau khi cá nhân làm bài tập xong, giáo viên yêu cầu từng cặp ( nam/ nữ riêng) cùng trao đổi bổ sung thêm những đặc điểm mà mỗi người còn chưa phát hiện được.
Bước 4: Hoạt động của giáo viên.
Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê và ghi lên bnảg những biến đổi ở tuổi dậy thì. Sau đó , tóm lại những dấu hiệu đặc trưng theo bảng sau:

Nữ Nam
-1 Lớn nhanh.
-2 Da trở nên mỡ màng, mọc trứng cá ở mặt.
-3 Mọc lông vùng mu.
-4 Vú phát triển.
-5 Vòng eo thu hẹp lại.
-6 Hông nở rộng ra.
-7 Bộ phận sinh dục ngoài phát triển.
-8 Bắt đầu có kinh nguyệt.
-9 Các xương dài ngừng phát triển.
-10 Các tuyến nội tiết phát triển.
-11 Lớn nhanh.
-12 Da trở nên mỡ màng, mọc trứng cá ở mặt.
-13 Vỡ giọng nói.
-14 Ria mép xuất hiện.
-15 Vai rộng hơn, cơ bắp phát triển.
-16 Mọc lông vùng mu.
-17 Tinh hoàn và dương vật to ra.
-18 Xuất tinh lần đầu.
-19 Các xương dài ngừng phát triển.
-20 Các tuyến nội tiết phát triển

Hoạt động 3: Nhữnh biến đổi về tâm lý, tình cảm tuổi dậy thì( 25 phút)
Mục tiêu: Học sinh biết những biến đổi về tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành.
Bước 1: Hoạt động cá nhân.
Mỗi học sinh tự liên hệ bản thân hoặc bạn cùng trang lứa đẻ phát hiện những đặc điểm tâm lý, tình cảm của tuổi dậy thì. Ghi những đặc điểm đó vào một tờ giấy( ½ tờ giấy A4 ).
Bước 2: Hoạt động nhóm.
Giáo viên chia lớp thành từng nhóm có từ 6 -8 học sinh ( nam riêng, nữ riêng ).
Nhóm trưởng mời vài bạn chia sẻ ýe kiến của mình. Sau đó cả nhóm thảo luận và thống nhất đặc điểm tâm lý, tình cảm của tuổi dậy thì….
Bước 3: Hoạt động lớp.
Giáo viên đè nghị một đại diện nhóm nam và một đại diện nhóm nữ trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 4: Hoạt động của giáo viên.
Giaos viên nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và treo “bảng những cảm xúc thường gặp của bạn “ để các em đối chiếu.

Khi bước vào tuổi dậy thì, các em có cảm giác mình không còn là trẻ con nữa. Các em muốn được đối xử như người lớn, muốn độc lập suy nghĩ và hành động, thích quan tâm dến bạn bè. Hay chú ý về cơ thể của mình và có cảm tình với bạn khác giới, muốn thoát khỏi sự ràng buộc của cha mẹ và gai đình. Song thực chất các em chưa nhận thức đầy đủ và chưa có kinh nghiệm nên rất dễ có hành vi chưa phù hợp, làm ảnh hưởng đến tương lai của bản thân. Do đó cần phải thường xuyên tiếp nhận sự chỉ bảo, giúp đỡ của cha mẹ, của những người lớn trong gia đình và cộng đồng.

Hoạt động 4: Vai trò của sự hỗ trợ và tư vấn đối với trẻ em tuổi dậy thì (35 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh thấy vai trò tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè đối với tuổi dậy thì là hết sức quan trọng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm.
Chia lớp thnàh các nhóm từ 6 -8 em. Mỗi nhóm bắt thăm một tring các nội dung sau để đóng vai.
Nội dung 1:
Tuấn muốn có tiền đẻ mua qua mừng sinh nhật bạn Lan. Tuấn nói dối mẹ là xin tiền để mua sách giáo khoa, mẹ Tuấn đưa tiền choi Tuấn ngay. Lấy được tiền, Tuấn đem khoe với bạn Hương, Nam, Hằng. Các bạn đã đưa ra những lời khuyên như thế nào đối với Tuấn. Hãy đóng vai thể hiện tình huống này.
Nội dung 2:
Mấy ngày nay Hiền nghỉ học không có lý do.Cô giáo chủ nhiệm và các bạn đén thăm. Hiền xấu hổ lấy tay che mặt. Mọi người hỏi thăm biết Hiền bị mấy mụn trứng cá mọc ở mặt nên ngại đến lớp. Cô giáo và các bạn nói với bạn Hiền điều gì mà thấy bạn vui vẻ hẳn lên và hứa ngày mai sẽ đến lớp. Hãy đóng vai thể hiện tình huống này.
Nội dung 3:
Tự nhiên Dũng thấy giọng nói của mình thay đổi nghe rất lạ tai. Đến lớp Dũng ngồi im lặng. Hôm đó cô giáo gọi Dũng đọc bài, cậu ta lúng túng , lúng túng đứng dậy cầm sách nhưng không chịu đọc. Cô giáo mắng Dũng là “bướng bỉnh” , “ vô kỷ luật”. Dũng vẫn im lặng. Cuối tiết học Dũng tâm sự với Thiện và Luân về nỗi oan bị cô giáo mắng. Các bạn khuyên Dũng đén gặp cô giáo. Cô và trò đã nói với nhau những gì? Hãy đóng vai thể hiện tình huống này.
Sau khi chọn nội dung, cả nhóm thảo luận về những lời đối thoại của từng nhân vật và phân vai cho từng thành viên để thể hiện.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Từng nhóm lần lượt đóng vai. Cả lớp theo dõi cổ vũ nhóm bạn.
Bước 3: Hoạt động của giáo viên.
Giáo viên động viên các nhóm và kết luận.

·1 Cùng với những biến đổi của cơ thể về thể chất ở tuổi dậy thì, các em cũng có những biến đổi về tinh thần, tình cảm sâu sắc. Đó là những biến đổi của sự trưởng thành và trở thành người lớn, chứ không phải là bệnh.
·2 Các em không nên quá lo lắng, cảm thấy mặc cảm, xấu hổ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập
·3 Nếu có điều gì bức xúc, các em cần chủ đọng chia sẻ, thổ lộ với bạn bè thân, người thân để tìm sự giúp đỡ.
·4 Các em cẩn tranh thủ sự chỉ bảo, tư vấn và hướng dẫn của người lớn và bạn bè tin cậy để hiểu về những thay đổi mà các em đang trải qua, biết cách bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè giúp nhau chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo học tập, lao động tốt.

NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ THỂ Ở NỮ

TIỀN DẬY THÌ
(11-13 TUỔI)

DẬY THÌ
(14-18 TUỔI)

TRƯỞNG THÀNH
(NGOÀI 18 TUỔI)

NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ THỂ Ở NAM

TIỀN DẬY THÌ
(13-15 TUỔI)

DẬY THÌ
(16-20 TUỔI)

TRƯỞNG THÀNH
(NGOÀI 20 TUỔI)

NHỮNG DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ TUỔI DẬY THÌ
(Dùng cho hoạt động 3)

Nữ

Nam

NHỮNG CẢM XÚC THƯỜNG GẶP CỦA BẠN

(Dùng cho hoạt động 3)
Thích tự giải quyết vấn đề
Muốn được đối xử như người lớn.
Quan tâm với bạn bè khác giới.
Dành nhiều thời gian cho bạn bè và người trong gia đình-
Có cảm xúa mạnh mẽ.
Hay ghi nhật ký.
Ngượng ngùng.
Thích tâm sự với bạn bè cùng lứa.
Tò mò, ham tìm hiểu cái mới.
Bắt đầu quan tâm đến bản thân nhiều hơn.
Thích trang điểm ngắm vuốt.
Cảm thấy như chẳng ai hiểu mình
Dễ cảm thấy bị xúc phạm.
Hay bồn chồn lo lắng, bối rối về những thay đổi của bản thân.
Thích ngồi một mính suy nghĩ vẩn vơ.

THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN

I. Khái niệm về tuỏi dậy thì:
Tuổi dậy thì bắt đầu từ 10 – 13 tuổi và kết thúc vào 17 – 19 tuổi ( trẻ em gái thường dậy thì sớm hơn trẻ em trai 1- 2 năm)
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển con người từ trẻ con thành người lớn. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển đạc biệt mạnh mẽ cả về thể chất , tâm lý, tình cảm và khả năng hòa nhập xã hội , cộng đồng.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi được gọi là vị thành niên(VTN).

II. Những biến đổi về thể chất và tâm lý tình cảm ở tuổi dậy thì:
Những biến đổi về thể chất:
Có thể nhận thấy những biến đổi sau đây ở tuổi dậyy thì
Ở em gái:
Ngay trước khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành.
Ngoài thay đổi về chiều cao, vú bắt đầu phát triển, mọc lônng ở bộ phận sinh dục và cơ thể xuất hiện trứng cá.
Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu tiên, báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai. Giai đoạn này diễn ra những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: Tử cung lớn và dày hơn, tuyến vú phát triển , xương hông rộng ra.
Ở em trai:
Khi các em trai bước vào tuổi dậy thì , đặc điểm rõ rêy\tj nhất là sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và đến 17 -18 tuổi hầu hết các em đã đạt chiều cao tối đa. Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép và mọc trứng cá. Đồng thời dương vật và tinh hoàn cũng bắt đàu phát triển về kích thước. Thanh quản mở rộng , vỡ giọng nói. Tiếp đó là sự phát triển cơ bắp ở ngực, vai và đùi và con trai bắt đàu có hình dáng đặc trưng của nam giới.
Lưu ý: Ở tuổi dậy thì không phải tất cả các em cùng tuổi hoặc cùng giới đều phát triển như nhau. Có em có một số biểu hiện thay đổi sớm hơn một số em khác và một số biẻu hiện chậm hơn các em khác.

Những biến đổi về tâm lý tình cảm.
Cùng với sự biến đổi về thể chất, đời sống tinh thần , tâm lý, tình cảm của thành niên cũng trải qua những biến đối sâu sắc.
Khi bước vào tuổi dậy thì, các em đang bước tới ngưỡng cửa người lớn. Các em thường có những cảm giác sâu sắc rằng mình không còn là trẻ con nữa.
Các em muốn được đối xử như người lớn, muốn thoát khỏi những ràng buộc của cha mẹ và gia đình. Ở giai đoạn này thường xảy ra những xung đột giữa vị thành niên và cha mẹ họ, vì họ vẫn coi các em họ là trẻ con.
Các em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động , muốn thử sức mình và khám phá những cái mới để khẳng định mình là người lớn. Các em thích giao tiếp với ban bè cùng lứa hay người lớn hơn và dễ dàng bộc lộ tâm sự với bạn bè. Đây là những đặc điểm người lớn cần biết để hiểu rõ những nhu cầu, những mối quan tâm, những vướng mắc và những khát khao trong các em để có thể có những lời khuyên và cách giải quyết.
Cũng chính trong giai đoạn này , các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc giới tính mới lạ. Điều này khiến các em rất có ý thức về cơ thể và giới của mình và có những rung cảm khi nghĩ tới một người bạn khác giới. Có lúc những rung cảm này trở nên quá mãnh liệt, khi lý trí chưa đủ để giúp các em làm chủ được mình, khiến các em có thể có những hành vi chưa đúng mực, có hại cho sức khỏe trong quan hệ với bạ khác giới. Mặc dù giai đoạn dậy thì có tầm quan trọng, nhơng ít người có hiểu biết về kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến sức khỏe cùng với nhu cầu hỗ trợ xã hội của lứa tuổi này. Nói chung tuổi dậy thì là một thời kỳ phức tạp và ngay cả bản thân các em và người lớn đều không hiểu thật sự rõ ràng. Các hậu quả của những thiếu hiểu biết cần thiết không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bản thân các em, mà còn gián tiếp ản hưởng tới nguồn lực xã hội, sựu phát triển kinh tế - xã hội và tương lai của đát nước.
Sự giúp đỡ , hỗ trợ trẻ em trong giai đoạn tuổi dậy thì.
Con người ta từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành ai cũng phải trải qua giai đoạn tuổi dậy thì ( tuổi VTN) với những thay đổi của cơ thể cũng như những thay đổi về tâm lý, tình cảm…. nhưng thường được xem là chuyện riêng tư, kín đáo, không dễ chia sẻ, bày tỏ, tạo ra tâm lya ngại ngùng , xấu hổ và im lặng. Thực tế cho thấy hành trình của tuổi dậy thì không phải đơn giản như vậy.
Các em cần được cung cấp, được hướng dẫn để hiểu quá trình thay đổi của bản thân mình. Đồng thời các em cần được người lớn thông cảm, khuyến khích tạo điều kiện nói lên những băn khoăn, thắ mắc của các em. Các em cần được người lớn giúp đỡ , hướng dẫn những lời khuyên, giải đáp thắc mắc, chia sẻ những cảm xúc để các em vượt qua được giai đoạn chuyển tiếp này của cuộc đời và vững bước tới tương lai.

-----------------------nguồn: http://www.hcm.edu.vn/kynangsong/--------------------------------------------------------------------
em sưu tầm để các bác coai chơi.


๑۩۞۩๑ ..~Trúc ^»-(¯`v´¯)-»"^ Miu~.. ๑۩۞۩๑ †Ñ§ØÇ
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2024