Thứ hai
06-01-2025
17:57
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
CÁC SỰ ĐỤNG CHẠM VÀ CÁCH ỨNG PHÓ - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: anidethuong, Sammy  
CÁC SỰ ĐỤNG CHẠM VÀ CÁCH ỨNG PHÓ
boysoc203 Ngày: Thứ bảy, 15-08-2009, 10:51 | Message # 1
Nhóm: Tuyên Truyền Viên Đồng Đẳng
Bài viết: 212
Hiện trạng: Offline
I. Mục đích :

Giúp học sinh:

- Có khả năng phân biệt được những đụng chạm an toàn và những đụng chạm không an toàn

- Nhận biết cách đối phó trước những hành vi đụng chạm không an toàn

- Biết quý trọng cơ thể và cảm xúc của chính bản thân các em cũng như tôn trọng cơ thể và cảm xúc của người khác.

II. Tài liệu và phương tiện :

- Giấy trong và máy chiếu

- Giấy rôki A0 và bút viết giấy

- Một số tình huống cụ thể

- Đồ dùng đơn giản để làm con rối như giấy màu, kéo, hồ, băng dính ..

- Phiếu bài tập “Hãy bày tỏ thái độ”

- Các tấm các bằng bìa màu đỏ, xanh, trắng (mỗi HS có ba tấm với ba màu)

III. Các hoạt động :

* Hoạt động 1 : Các sự đụng chạm

Mục tiêu :

Giúp HS biết được thế nào là sự đụng chạm an toàn, sự đụng chạm gây bối rối và sự đụng chạm không an toàn.

Cách tiến hành :

Giáo viên giới thiệu chung : Trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày, từng người chúng ta có gặp những tiếp xúc và những sự đụng chạm, có những sự đụng chạm làm chúng ta thấy thoải mái, dễ chịu, cũng có những sự đụng chạm làm chúng ta thấy bối rối và cũng có những sự đụng chạm làm chúng ta thấy tức giận. Để tìm hiểu chúng ta cùng nhau thực hiện một hoạt động nhóm như sau :

Bước 1 : Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6-8 học sinh. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0. Yêu cầu các nhóm thảo luận và phân thành ba loại :

+ Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy thích, thấy dễ chịu, và thoải mái.

+ Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy bối rối.

+ Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy tức giận, khó chịu, thấy bị xúc phạm.

Bước 2 : Các nhóm thảo luận và ghi kết quả theo ba cột

Bước 3 : Đại diện nhóm lên trình bày. Lớp trao đổi, bổ sung

Bước 4 : GV hỏi : Vậy trong ba loại đụng chạm này, loại nào là đụng chạm an tòan ? Đụng chạm gây bối rối ? Đụng chạm không an tòan ?

Bước 5 : Kết luận : (cung cấp thông tin cơ bản)

* Sự đụng chạm an toàn : là những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy được tôn trọng, được quan tâm, chăm sóc, cảm thấy thỏai mái và dễ chịu. Những sự đụng chạm này không làm hạ thấp nhân phẩm của người nhận. Tất cả mọi người đều cần nhận được những sự đụng chạm đó.

* Sự đụng chạm gây bối rối : là những hành động làm người nhận cảm thấy không thoải mái, không dễ chịu, ,bối rối hoặc có cảm giác không chắc chắn. Những đụng chạm này không giống với những đụng chạm mà trẻ em thuờng nhận được thể hiện sự quan tâm chăm sóc. Sự đụng chạm gây bối rối xảy ra khi người nhận không hiểu hoặc hiểu sai chủ định của người gây ra đụng chạm.

* Sự đụng chạm không an tòan : Là những hành động làm tổn thương người nhận; làm cho người nhận cảm thấy cảm xúc của mình bị coi thường hoặc không được để ý đến.

Hoạt động 2 : Ứng phó đối với sự đụng chạm không an tòan.

Mục tiêu :

- Giúp HS hiểu rõ và phân biệt được các sự đụng chạm

- Giúp HS biết cách ứng phó khi gặp sự đụng chạm không an toàn

Cách tiến hành :

Bước 1 : GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tình huống và yêu cầu các nhóm thảo luận về các câu hỏi sau :

- Sự đụng chạm đó là gì ?

- Các bạn trẻ cảm thấy như thế nào khi đó ?

- Theo em, các bạn đó nên làm gì trong mỗi trường hợp ?

(Xem các tình huống trong bảng dưới đây)

Bước 2 : Các nhóm thảo luận và có thể làm các con rối đơn giản để minh họa tình huống của nhóm mình

Bước 3 : Cả nhóm hoặc cử đại diện lên trình bày hoặc biểu diễn vở rối của nhóm mình

Bước 4 : Các nhóm còn lại nhận xét

Bước 5 : Thảo luận lớp :

- Chúng ta cần làm gì khi có sự đụng chạm không an toàn xảy ra ? Vì sao ?

Bước 6 : Giáo viên tổng hợp ý kiến trình bày của học sinh và kết luận :

- Khi có những đụng chạm không an toàn xảy ra họăc em cảm thấy bối rối về những đụng chạm đó, hãy nói một cách cương quyết “Không, tôi không thích” và bỏ đi ngay.

- Hãy nói với người lớn đáng tin cậy và tiếp tục nói cho đến khi nào nhận được sự giúp đỡ.

Các tình huống để thảo luận nhóm :

Tình huống 1 : Buổi tối trước khi đi ngủ, bao giờ bố Phương cũng đến bên giường vén lại chăn màn cho Phương và trò chuyện vói con gái giây lát. Cuối cùng bao giờ bố cũng hôn lên trán Phương và chúc Phương ngủ ngon.

Tình huống 2 : Sau giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi và đợi mẹ về. Anh Tôn, con bác hàng xóm, có một chiếc xe máy và thỉnh thoảng chở Nam đi vài vòng quanh sân. Nam rất quý anh Tôn. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà một mình. Tôn nói muốn chơi một trò chơi. Tôn muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Tôn nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người.

Tình huống 3 : Tối qua, Dũng bị đau bụng dữ dội. Cả nhà phải đưa Dũng vào bệnh viện cấp cứu. Khi đến phòng khám, cô bác sĩ yêu cầu tất cả người nhà của Dũng ra ngoài và khám bệnh cho Dũng.

Tình huống 4 : Hôm nay nhà Vân có giỗ ở quê, bố mẹ bận làm cơm nên nhờ chú Toản đến trường đón Vân về quê ăn giỗ. Trên ô tô đi về quê, chú Toản kể nhiều chuyện vui cho Vân nghe làm Vân rất thích thú. Nhưng sau đó chú Toản lại giả vờ ngủ gật để gục đầu vào ngực Vân.

* Họat động 3 : Bày tỏ ý kiến, thái độ

Mục tiêu :

iúp HS có nhận thức, thái độ đúng đắn về các sự đụng chạm

Cách tiến hành :

Bước 1 : GV chia lớp thành 3 góc, ở mỗi góc có một tờ giấy ghi : Đồng ý, không đồng ý, Phân vân (lưỡng lự)

Bước 2 : GV lần lượt nêu từng ý kiến (xem phụ lục), học sinh sẽ di chuyển đến một trong 3 vị trí để bày tỏ thể hiện thái độ của mình là có đồng ý, hơặc không đồng ý hoặc còn phân vân lưỡng lự đối với ý kiến được nêu. Gv yêu cầu một vài HS giải thích lý do. Cả lớp bổ sung ý kiến

Bước 3 : Giáo viên kết luận

- Các sự đụng chạm không an toàn có thể xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm và ở bất cứ nơi đâu : ở nhà mình, nhà người khác, ở nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng….

- Nạn nhân có thể là em trẻ em trai hoặc trẻ em giá; thủ phạm có thể là người lạ lẫn người quen.

- Trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi có những hành vi đụng chạm không an toàn xảy ra

- Hãy phản đối và kể ngay với người tin cậy khi em cảm thấy bối rối hoặc không an toàn vì một sự đụng chạm nào đó.

Lưu ý : Có thể có ý kiến cho rằng cách ăn mặc hở hang là nguyên nhên dẫn đến đụng chạm không an toàn và đổ lỗi cho nạn nhân. GV cần phải giải thích rõ điều này là không đúng : Ăn mặc như thế nào là quyền của mỗi nguời và không thể vì người ta ăn mặc hở hang mà cho phép mình có hành vi xúc phạm đến họ. Nhận thức này có thể dẫn đến việc nạn nhân sẽ tự đổ lỗi cho mình và giấu kín không dám tố cáo, không dám kể với ai khi bị xạm hại, đụng chạm không an toàn.

PHỤ LỤC :

PHIẾU BÀI TẬP BÀY TỎ Ý KIẾN

BÀY TỎ Ý KIẾN, THÁI ĐỘ

Em có suy nghĩ gì đối với các ý kiến dưới đây ? Vì sao ?

a) Các sự đụng chạm không an toàn chỉ xảy ra vào ban đêm, ở những chỗ vắng

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

b) Chỉ có trẻ em giá mới là nạn nhân của sự đụng chạm không an toàn

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

c) Thủ phạm gây ra những sự đụng chạm không an toàn đối với trẻ em có thể là người lạ, có thể là người quen

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

d) Trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi bị đụng chạm không an toàn

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

e) Trẻ em sẽ bị chê cười nếu kể về chuyện mình đã bị người khác đụng chạm vào “chỗ kín”

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

f) Không ai được đụng chạm vào “chỗ kín” của em trừ khi để giữ vệ sinh hay chữa bệnh cho em

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

g) Phản đối và kể ngay với người tin cậy khi có sự đụng chạm không an toàn xảy ra sẽ giúp em tự bảo vệ mình và giảm bớt căng thẳng

Đồng ý Phân vân Không đồng ý


๑۩۞۩๑ ..~Trúc ^»-(¯`v´¯)-»"^ Miu~.. ๑۩۞۩๑ †Ñ§ØÇ
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025