Thứ ba
21-01-2025
21:11
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Bao bj`....tjen jch.... nhug*..... - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Sammy, nhocbood_no, Andy  
Bao bj`....tjen jch.... nhug*.....
Andy Ngày: Thứ tư, 05-08-2009, 22:41 | Message # 1
Nhóm: Moderator
Bài viết: 113
Hiện trạng: Offline
Hjem~ hoa. tu` bao bj`

Sự tràn ngập của bao bì không tiêu (nhựa, nilon... gọi chung là nhựa không tiêu) làm nảy sinh quan niệm phải thay chúng bằng các loại bao bì có nguồn gốc sinh học dễ tiêu hủy (nhựa sinh học, giấy, lá...). Nhưng dưới góc nhìn của các nhà khoa học, chưa hẳn cách làm này đã là hoàn hảo.
Hiểm họa do bao bì bằng nhựa không tiêu

Bao bì bằng nhựa không tiêu trong thành phần có dẫn chất phtalat. Tác hại của dẫn chất phtalat là:

Đối với cơ thể: Dẫn chất phtalat thôi ra từ bao bì trong một số điều kiện nhất định như khi dùng bao bì đó chứa lâu ngày các loại chất lỏng (rượu, nước mắm, nước) dùng bao bì đó chế biến thức ăn nóng (đựng canh nóng, nước nóng, chế phở, chế mỳ ăn liền, chế sữa). Khi phtalat thâm nhập vào cơ thể chúng có thể:

Làm xáo trộn nội tiết: Các chất BzBP( benzylbutylphtalat), DBP (dibutylphtalat) có tác động như một hormon nữ. Chuột có thai khi cho dùng các chất này thì thai phát triển không bình thường, chuột con sinh ra bị tổn thương tinh hoàn, khả năng sinh sản bị sút kém, trẻ bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi đến 3 năm.

Dẫn chất phtalat trong bao bì nhựa có thể gây ung thư.

Gây ung thư: Chất PCB (polychlorinatbiphenyl) khi tiếp xúc với mô sống tạo ra chất careinogen (tác nhân gây ung thư). Chất DHEP (diethylhexylphtalat) gây ung thư gan ở chuột.

Gây các bệnh khác: Dẫn chất phtalat làm đảo lộn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng không có lợi đến hệ hô hấp, gây xơ cứng mô, xơ cứng động mạch, đầu độc các nơron thần kinh dẫn đến bệnh Parkinson.

Dẫn chất phtalat không chỉ dùng làm bao bì mà còn dùng trong mỹ phẩm (nước hoa, sơn móng tay, gel bóng tóc), dùng làm đồ chơi, dùng làm chất hóa dẻo kết dính hay dung môi hòa tan, dùng làm các dụng cụ sinh hoạt (rá rổ, đũa, thìa...) dùng làm vật liệu xây dựng (mái lợp, cửa, bàn ghế). Nhiễm phtalat thông qua các cách dùng này còn cao hơn dùng bao bì. Năm 2007, Trung tâm quốc gia Sức khỏe môi trường Mỹ qua kiểm tra 300 nữ khách hàng quen của các hãng mỹ phẩm thấy trong cơ thể của họ có tới 7 động phân của phtalat, với lượng cao gấp 100 lần cho phép.

Để an toàn, Nghị viện châu Âu đã cấm dùng chất DBP, DRHP trong mỹ phẩm, cấm lưu hành đồ chơi làm bằng nhựa dẻo (PVN)) hoặc làm bằng một phần nhựa dẻo (PVC có chứa hơn 0,1% các chất phtalat như DINP-DEHP-DNOP-DIDP), quy định giới hạn lượng phatalat thôi ra từ bao bì: chỉ được dưới 10mg/dm2 hay tối đa là 60mg/kg thực phẩm (với bao bì có dung tích 0,5-10l hay dung tích không xác định).

Đối với môi trường:

Dẫn chất phtalat không tiêu hủy trong môi trường (ước tính có thể tồn tại trong môi trường tới 50 năm) phân tán đi khắp nơi theo gió, theo nước hoặc tụ lại thành các đống rác khổng lồ. Chẳng hạn chúng có thể gây bít tắc cống rãnh... làm cho nước bẩn không chảy được.

Do điều này, một số nước khuyến cáo không dùng bao bì bằng phtalat (khuyên không dùng bao bì này chứa rượu, chế thức ăn nóng), có siêu thị còn cấm dùng bao gói hàng bằng nilon.

Đựng thực phẩm bằng túi ni lông dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không kém phần nguy hại do bao bì tự tiêu

Tập đoàn BASF của Đức đã tiến hành phân tích mức độ tổn hại đến môi trường của các loại bao bì trên các khía cạnh: năng lượng sử dụng - mức độ gây ô nhiễm nguồn nước, không khí - lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính). Các bao bì được đem ra so sánh gồm bao bì làm nhựa không tiêu, bao nhựa sinh học, bằng giấy.

Mức độ tiêu hao năng lượng: Quá trình tiêu hao năng lượng để sản xuất nhựa không tiêu nhiều hơn giấy nhưng lại tiết kiệm đáng kể trong khâu vận chuyển (do túi nhựa không tiêu mỏng, nhẹ hơn). Quá trình sản xuất, vận chuyển nhựa sinh học tiêu thụ nhiều năng lượng hơn quá trình sản xuất vận chuyển nhựa không tiêu. Nếu tính gộp mọi yếu tố thì mức tiêu hao năng lượng của bao bì nhựa không tiêu thấp hơn bao bì giấy là 5%, thấp hơn bao bì nhựa sinh học là 40%.

Mức độ gây ô nhiễm môi trường: Sản xuất giấy, nhựa sinh học cần lượng nước nhiều hơn và làm ô nhiễm nguồn nước nhiều hơn nhựa không tiêu. Cụ thể, sản xuất bao bì nhựa sinh học làm ô nhiễm môi trường nước gấp 3 lần sản xuất bao bì nhựa không tiêu. Sản xuất bao bì giấy làm ô nhiễm môi trường gấp 2 lần nhựa sinh học và gấp 6 lần nhựa không tiêu. Bao bì nhựa sinh học, gây ô nhiễm không khí hơn hẳn bao bì giấy, bao bao bì nhựa không tiêu. Ô nhiễm không khí là do khí thải ra trong quá trình sản xuất, trong quá trình bị tiêu hủy trong môi trường tự nhiên sau khi dùng.

Gây hiệu ứng nhà kính: Tất cả các bào bì có nguồn gốc sinh học (nhựa sinh học, giấy, lá) khi thải vào môi trường sẽ thành thức ăn cho vi khuẩn. Trong quá trình phân hủy bởi vi khuẩn sẽ sinh ra khí carbonic (CO2) là khí làm tăng hiệu ứng nhà kính. Bao bì bằng nhựa không tiêu không phân hủy nên không làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Từ lâu, chúng ta quen coi nguyên liệu có nguồn gốc sinh học (nhựa sinh học, giấy, lá) là thân thiện với môi trường, còn nguyên liêu có nguồn gốc tổng hợp (nhựa không tiêu) là không thân thiện với môi trường. Cho nên, nhiều người kiến nghị loại bỏ bao bì bằng nhựa không tiêu, thay chúng bằng bao bì tự tiêu. Một số quốc gia đã biến quan niệm này thành những quy định, thành những chính sách cụ thể. Nhưng theo các thí nghiệm của Tập đoàn BASF thì ngược lại và chưa chắc cách làm này là khôn ngoan.

Trong bối cảnh của ta, cách làm hay nhất là cần có những loại bao bì được dùng đi dùng lại nhiều lần (kể cả loại không tiêu lẫn loại tự tiêu) qua việc thu gom, phân loại, tái chế. Tái chế phế liệu đã có từ thời cổ đại, cách đây 9.000 năm. Qua nhiều bước phát triển, ngày nay tái chế phế liệu không còn là việc thủ công mà trở thành một ngành công nghiệp hẳn hoi với các thiết bị hiện đại (theo Recyling through the ages-Aplfred Nijkerk), tỷ lệ tái chế phế liệu rất cao. Chẳng hạn, tại các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc, các nước châu Âu, tỷ lệ giấy phế thải được thu hồi, tái chế chiếm tới 55 - 65%, trong khi ở Việt Nam chỉ khoảng 30% (theo Những điều cần biết về tái chế giấy - Công ty giấy An Bình). Tái chế phế liệu sẽ làm giảm lượng thải ra, do đó làm giảm tác hại của bao bì đối với môi trường và còn có cả lợi ích về kinh tế.


Sau mot con* mua*, troj` laj trog.Ngag~ mat. nhj`n len^, thay cau` vog`.Bung` len^ trog tim, mot. hy vog.Vuot qua thu~ thach', at thanh` cog^
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025