Thứ năm
23-01-2025
00:41
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Giấc ngủ tuổi “teen” - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Sammy, nhocbood_no, Andy  
Giấc ngủ tuổi “teen”
nhocbood_no Ngày: Thứ ba, 28-07-2009, 15:26 | Message # 1
Nhóm: Moderator
Bài viết: 118
Hiện trạng: Offline
Nghiên cứu về sự lớn lên của cơ thể cho thấy, bắt đầu ở độ tuổi trung học, càng tuân theo nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể sẽ càng cải thiện được mức độ tập trung, ít đi học muộn, đạt điểm số cao hơn….


Hầu hết các teen đều cần ít nhất 9 tiếng để ngủ mỗi đêm

Đi học, làm bài tập, các hoạt động ngoại khóa, cộng đồng, sinh hoạt hằng ngày và đi làm thêm đã khiến cuộc sống của lứa tuổi “teen” luôn bận rộn từ sáng sớm tới đêm khuya. Kết quả là lứa tuổi này thường xuyên thiếu ngủ và tình trạng “ngủ bù”, “ngủ nướng” vào dịp cuối tuần là điều hiển nhiên. Thật không may là điều này sẽ góp phần tạo ra “nếp” ngủ không theo quy luật và sẽ chỉ làm trẻ rơi vào trạng thái tồi tệ hơn, trẻ thường rơi vào tình trạng không thể nhấc nổi mình dậy vào sáng thứ 2 đầu tuần.

Thêm vào đó là sẽ rất khó để trẻ có thể đi ngủ sớm (do nhịp sinh học đã bị trì hoãn trong 1 thời gian dài - không có cảm giác buồn ngủ cho tới tận sau nửa đêm. Trong khi trẻ lại cần đến trường vào lúc 7h30-8h sáng và vì thế mà sẽ không bao giờ ngủ đủ giấc.

Trong độ tuổi dậy thì, nhịp sinh học trong não sẽ thiết lập chu kỳ mới sau 1 quãng thời gian nào đó. Ví như trẻ thường xuyên ngủ muộn, dần dần tuyến yên sẽ chỉ tiết ra melatonin (gây ra cảm giác buồn ngủ) sau nửa đêm. Tuy nhiên, khi đến giờ phải thức giấc thì hormone melatotin vẫn tiếp tục được sản xuất và kết quả là làm cho trẻ khó có được sự hoạt bát và tràn đầy năng lượng vào buổi sáng.

Thay đổi thói quen

Nghiên cứu về sự lớn lên của cơ thể cho thấy, bắt đầu ở độ tuổi trung học, càng tuân theo nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể sẽ càng cải thiện được mức độ tập trung, ít đi học muộn, đạt điểm số cao hơn…. Cách đây vài năm, trong một nghiên cứu có tính bước ngoặt, điểm kiểm tra học kỳ ở Edina, bang Minnesota đã “nhảy” lên hơn 100 điểm so với mức trung bình khi chuông vào thi chậm hơn bình thường 1 tiếng. Nhưng đó chỉ là nghiên cứu vì các trường học không thể “chạy” theo nhu cầu giấc ngủ của học sinh.

Thiếu ngủ có thể gây nguy hiểm cho những người lái xe trẻ tuổi và đây là điều quan trọng để cảnh báo các teen khi lái xe. Mặc dù cha mẹ luôn nhắc nhở các “teen” về sự nguy hiểm của việc uống rượu và lái xe nhưng nhiều cha mẹ lại quên không nhắc con rằng lái xe trong tình trạng buồn ngủ cũng rất nguy hiểm. Tình trạng buồn ngủ.

Nếu cảm thấy con có vấn đề về giấc ngủ, không thể dậy vào buổi sáng trong một thời gian dài thì cần đưa trẻ đi khám.

Mẹo hay nên áp dụng

Việc giúp trẻ quay trở lại nhịp sinh học lành mạnh (ngủ đủ giấc) có thể là một nhiệm vụ rất khó khăn, thậm chí có thể làm bạn nản chí. Tuy nhiên, đừng vội buông xuôi, hãy thử áp dụng những cách dưới đây:

Nhấn mạnh tầm quan trọng của một giấc ngủ đúng giờ.

Giúp trẻ học cách thư giãn bằng cách nghỉ ngơi và chuẩn bị những tín hiệu thông báo cho cơ biết đã đến giờ đi ngủ. Khuyến khích trẻ học thư giãn thông qua sự tưởng tượng, đặt mọi suy nghĩ và lo lắng sang một bên để giấc ngủ mau đến.

Đưa hết các thiết bị điện tử (kể cả điện thoại) ra khỏi phòng ngủ ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ.

Khuyên trẻ không nên uống đồ uống chứa cafein vào buổi chiều và tối.

Khuyến khích trẻ tập luyện đều đặn, đặc biệt là tập ngoài trời vào buổi sáng (ánh nắng mặt trời có thể giúp thiết lập lại nhịp sinh học của cơ thể).

Mặc dù các “teen” thường thích “ngủ nướng” vào cuối tuần nhưng đừng để chúng ngủ nhiều hơn 2 tiếng so với các ngày khác trong tuần.

Tự tạo bình minh cho trẻ bằng cách bật đèn hay mở cửa sổ trước khi trẻ dậy khoảng 1 tiếng.

Và đừng quên nhắc nhở trẻ không nên lái xe trong tình trạng buồn ngủ.

BACSI.com (Theo Dantri/Health24)Ngủ nhìu zô cho máu thành Boo nha cả nàh keke happy


Swim In Fire Crew no.1
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025