Thứ hai
06-01-2025
17:42
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
bão dữ ở miền trung ( 74 ng` chết )... - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: CRAZYWOLF, nhocbood_no  
bão dữ ở miền trung ( 74 ng` chết )...
kate Ngày: Thứ tư, 30-09-2009, 23:39 | Message # 1
Nhóm: Thành viên
Bài viết: 29
Hiện trạng: Offline
Bão dữ đi qua miền Trung, 74 người chết
Cơn bão dữ qua đi nhưng người dân miền Trung giờ này vẫn còn đầy lo toan. Rất nhiều người cha, người mẹ già cùng trẻ thơ đang ngồi co ro trên bàn ghế chất cao để tránh nước lũ chảy dưới nền nhà mình.

Nhiều người vẫn đang thẫn thờ trước những ngôi nhà bây giờ chỉ còn là đống đổ nát. Biết bao người đang vất vả đi mua tôn, đinh để lợp lại nhà...
Những con số khủng khiếp

Tính đến 18h ngày 30/9, theo Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt trung ương, số người thương vong đã cao hơn rất nhiều, với 74 người chết (trong đó Quảng Ngãi có số người thương vong cao nhất là 22 người và Kontum cao thứ hai với 21 người), 12 người mất tích và 179 người bị thương. Số nhà bị sập, cuốn trôi là 6.230; hơn 171.000 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái...

Hơn 52.000 hộ dân phải di dời đến nơi ẩn trú an toàn hơn. Theo thống kê chưa đầy đủ, giá trị thiệt hại của 5 tỉnh miền Trung là Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bnìh Định, Phú Yên và Kontum là 2165 tỉ đồng. Trong đó, Quảng Ngãi chịu thiệt hại nặng nề nhất với 1500 tỉ đồng.

Quảng Bình: lốc xoáy và ngập lụt

Lúc 10h ngày 30/9, một cơn lốc xoáy đã tràn qua trung tâm TP Đồng Hới làm tốc mái gần 20 căn nhà ở các phường Bảo Ninh, Hải Đình, Đức Ninh Đông và gãy đổ nhiều cây cối trên đường phố. Trong đó nhà làm việc của Công ty chế biến hải sản Đồng Hới bị bay hoàn toàn mái tôn xuống đường.


Một căn nhà bị bay mái do lốc ở Đồng Hới sáng 30/9.

Đến sáng nay, trời vẫn có mưa to, nhiều tuyến đường ở Đồng Hới tiếp tục bị ngập nước. Ở huyện vùng trũng Lệ Thủy đã có hơn 1.000 nhà dân và công sở bị ngập nước từ 0,5-1m. Phần lớn các tuyến đường liên thôn, liên xã ở An Thủy, Dương Thủy, Sơn Thủy, Lâm Thủy, Văn Thủy... bị ngập nước nên giao thông bị ách tắc. Đến sáng nay, gần 1.000 hộ với hơn 3.600 người ở các vùng xung yếu, vùng sạt lở núi của huyện Lệ Thuỷ di dời tránh bão đã trở về nhà.


Đường phố Đồng Hới ngập nước sáng 30/9.

Tại huyện Quảng Ninh, nước đã dâng cao làm ngập gần 7.000 nhà ở các xã vùng Nam như An Ninh, Tân Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh, Duy Ninh, Vạn Ninh... Nhiều đoạn đường liên xã ở các xã trên đã bị ngập nước từ 1,5-2m, cắt đứt hoàn toàn giao thông qua lại giữa các xã này. Hiện có 200 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đang tiếp tục bám trụ tại các vùng xung yếu bị ngập lũ để giúp dân bảo vệ tài sản, cứu hộ khi cần thiết.

Theo tổng hợp ban đầu từ Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh có ba người bị thương do bão. Ông Trần Thanh Văn, phó chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho biết: đến sáng nay, 30/9, ở xã Sơn Trạch đã có một người chết là anh Trần Quốc Tưởng (anh Tưởng trước đó vào chiều 29/9 đã bị thương do ngã từ mái nhà xuống khi trèo lên chống bão). Một người mất tích trên địa bàn huyện Bố Trạch là anh Nguyễn Lê, công nhân tuần đường sắt ở cung đường Ngân Sơn, khi đi tuần qua đoạn cầu Ngân Sơn thì bị rơi.

Quảng Trị: 5 người chết, 18 người bị thương

Tại Quảng Trị, đến 12h ngày 30/9 toàn tỉnh Quảng Trị đã có 5 người chết, 18 người bị thương do bão lũ. Trong đó thiếu tá Lê Văn Phượng (Ban chỉ huy Quân sự thị xã Quảng Trị) đang giúp dân sơ tán thì bị chìm ca nô; 2 trẻ em ở huyện Hải Lăng bị nước cuốn trôi; một người chết trôi dạt vào vùng biển xã Triệu An, Triệu Phong và một trẻ em ở Hướng Hóa.

Đến 13h chiều 30/9, mực nước các sông Thạch Hãn, sông Hiếu, Ô Lâu, Sê Pôn vẫn tiếp tục dâng cao (vượt đỉnh lũ năm 1999 là 1,8m) kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về khiến hơn 21.400 nhà dân bị nhấn chìm trong nước từ 1-3m. Hai tàu cá của ngư dân huyện Gio Linh đang neo gần bờ đã bị sóng đánh tan và nhấn chìm, tuyến đường quốc phòng nối các xã vùng biển bị ngập sâu từ 1-2m. Một số tuyến đường ở các xã tại huyện Hướng Hóa, ĐaKrông bị sạt lở, bồi đất đã ngập sâu từ 1 - 2m, cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị đã đang cùng với lực lượng Quân đội, Hội chữ thập đỏ và thanh niên xung kích đã có mặt tại các địa phương giúp nhân dân sơ tán, khắc phục hậu quả bão, lũ gây ra.

Thừa Thiên Huế: nhiều nơi vẫn còn ngập trong nước

Đến chiều nay 30/9, mưa đã ngớt, gió đã lặng nhưng nhiều khu vực nội thành Huế và các huyện vùng trũng của tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn ngập chìm trong nước.

Tại khu vực thành phố Huế, sáng nay nước lũ đã rút đáng kể. Sau khi nước rút, nhiều tuyến đường đang nhầy nhụa bùn đất và rác thải do nước lũ mang về. Công nhân công ty Môi trường Đô thị đã cùng với người dân tiến hành dọn vệ sinh. Tuy nhiên nhiều cây đổ vẫn chưa được xử lý, làm ảnh hưởng đến giao thông và nguy hiểm cho người đi đường. Nhiều tuyến đường như Hùng Vương, Bà Triệu, Phan Chu Trinh, Văn Cao... vẫn đang ngập chìm trong nước. Người dân vẫn phải dùng thuyền để đi lại.


Người dân ở đường Huỳnh Thúc Kháng (Huế) vẫn đang phải dùng thuyền để đi lại.

Khu vực bốn phường Thành Nội và vùng Bãi Dâu của Huế vẫn còn ngâm trong màn nước đục ngầu bùn đất. Người dân dùng ghe và lội nước đổ xô đi mua đồ ăn, nước uống tại các khu chợ. Nhiều tuyến như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Gia Thiều, Chi Lăng mực nước đang ở mức cao, nhiều nơi ngập sâu đến 1m. Việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn.

Tại huyện Phú Vang, xã Phú Lương vẫn đang trong tình trạng cô lập, mặc dù mưa tại đây đã ngớt nhưng tính đến trưa nay, toàn xã vẫn ngập chìm trong nước lũ. Chủ tịch UBND xã Phú Lương Nguyễn Viết Ngữ cho biết toàn xã có 1.226 hộ với 6.338 nhân khẩu thì tới nay đã có hơn một trăm ngôi nhà đã bị tốc mái, hàng trăm hộ cần phải di dời đến nơi an toàn, địa bàn toàn xã đều ngập chìm trong nước. Hiện xã đã bố trí Trạm Y tế, trường học và các nhà cao tầng kiên cố trên địa bàn xã để đưa người dân ở các khu thấp trũng nhất đến trú tạm.

Cũng theo ông Ngữ, mực nước đo được tại nhiều nhà dân ở các vùng thấp trũng sáng 30/9 lên đến 2,5 mét.


Đến trưa nay, đường Bạch Đằng - Huế vẫn còn trong tình trạng thế này.


Người dân tại đây cho hay bị ngập nước từ ngày 28, mọi hoạt động của người dân đều phải nhờ đến thuyền. Muốn mua đò ăn hay nến sáp thắp sáng cũng phải chèo thuyền hàng km mới mau được. Chị Nguyễn Thị Trang, 46 tuổi, thôn Khê Xá cho biết, hầu hết các hộ dân đều sống nhờ vào số lương thực dự trữ của gia đình, nhà nào có thuyền thì đi thả lưới bắt cá về cải thiện bữa ăn.

Nhiều người dân đã phải chạy đến Trạm Y tế tá túc. Số còn lại, cả người và đồ đạc quan trọng đều... ở trên giường. Ông Nguyễn Đức Tổng, thôn Đông A đang trú tại trạm y tế xã cho biết nhà ông đã bị tốc mái và nhấn chìm, vợ lại bị đau vì bệnh tai biến mạch máu não nên phải chuyển lên bệnh viện, vừa trú bão lũ vừa điều trị bệnh cho vợ. “Nhà ngập hết rồi, vợ lại đau, bây chừ tôi chỉ biết nhờ vào sự giúp đỡ của các cấp chính quyền chứ cũng không biết đường nào mà tính” - ông nói.

Dạo ghe quanh các thôn Lê Xá Tây, Giang Tây, chúng tôi tận mắt chứng kiến hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, các hộ dân phải sống cảnh trên mưa dưới nước. Bất chấp mưa lũ, nhiều trẻ em vẫn đóng tạm bè bằng... chuối để lấy phương tiện đi lại, nô đùa. “Mưa gió dữ quá, gia đình tôi đang lo kê đồ đạc để chống nước lên thì thình ình gió lột gần hết mái. Toàn bộ số thóc giống đều đã bị ướt, mấy ngày nay cả gia đình tôi sống nhờ vào mấy gói mì tôm thôi!” - anh Nguyễn Xuân Sinh, 40 tuổi, thôn Giang Tây rưng rưng kể.


Nhiều trẻ em vẫn đi lại bằng những chiếc bè chuối rất nguy hiểm.

564 hành khách mắc kẹt tại ga Quãng Ngãi

Trong 2 ngày 29, 30/9, 564 hành khách trên 2 tàu SE 2, SE 4 đã mắc kẹt tại ga Quảng Ngãi do đoạn đường sắt thôn Phú Lễ xã Bình Trung huyện Bình Sơn bị sói lở một đoạn dài hơn 25m.


Đoạn đường sắt bị xoá lở.

Ông Phạm Quỳnh - Trưởng Ga Quảng Ngãi - cho biết hiện không chỉ có 564 hành khách bị mắc kẹt tại ga Quảng Ngãi mà còn có hàng trăm hành khách ở ga Tam Kỳ không thể vào phía Nam. Để khắc phục sự cố này, ga Quảng Ngãi phối hợp với Tam Kỳ (Quảng Nam) tiến hành luân chuyển khách bằng ô tô. Theo đó sẽ đưa toàn bộ khách từ Quảng Ngãi ra Tam Kỳ và ngược lại đưa khách từ Tam Kỳ vào Quảng Ngãi. Dự kiến việc luân chuyển này sẽ hoàn thành trong chiều 30/9 và sáng 1/10.

Tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết tính đến trưa 30-9, toàn tỉnh đã có 22 người chết, mất tích (trong đó huyện Bình Sơn có 8 người chết) và 24 người bị thương do bão số 9 và lũ lớn.


Đến trưa 30/9, nhiều tuyến đường chính tại TP.Quảng Ngãi vẫn còn ngập sâu trong nước khiên người dân đi lại hết sức khó khăn.


Sáng 30/9, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.Quảng Ngãi vẫn còn ngập sâu trong nước khiến giao thông bị đình trệ, nhiều cơ quan, đơn vị phải đóng cửa. Chiều 30/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác Chính phủ đi trực thăng về Quảng Ngãi kiểm tra tình hình khắc phục bão số 9 và lũ tại Quảng Ngãi; thăm tặng quà những gia đình bị thiệt hại nặng trong bão lũ và kiểm tra việc khởi động trở lại nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
Bình Định: hỗ trợ 3 triệu đồng mỗi gia đình có người thân bị chết, mất tích

Để kịp thời hỗ trợ nhân dân vùng bị thiệt hại do bão số 9 gây ra sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất, UBND tỉnh Bình Định đã quyết định hỗ trợ cho mỗi gia đình có người thân bị chết, mất tích 3 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng, hộ có nhà sập hoàn toàn từ 8 đến 10 triệu đồng một hộ; hộ có tàu thuyền bị chìm do bão 5 triệu đồng.

Tính đến ngày 30-9, cả tỉnh Bình Định có 6 người chết, trong đó có 3 người mất tích và 29 người bị thương. Gió bão đã làm sập đổ hơn 200 ngôi nhà, 3 phòng học; làm tốc mái, hư hỏng 6.184 nhà, 104 phòng học, 11 phòng y tế xã; gần 13.100 ha lúa mùa đang làm đòng, trổ bị đổ ngã; 2.657ha hoa màu ngã đổ, hư hỏng; 110 ha hồ nuôi tôm, cá bị ngập, sạt lở; 137 km đường dây điện cao thế, hạ thế bị đứt.

Đà Lạt: một nạn nhân trong vụ thông bật gốc đè ôtô đã tử vong

Tin từ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, bệnh nhân Phạm Ngọc Sá (68 tuổi, nguyên Giám đốc Trung tâm y tế huyện Đơn Dương), một trong các nạn nhân trên chiếc ô tô bị cây thông ngã đổ đè bẹp trên đường Trần Hưng Đạo (Đà Lạt) vào chiều 29/9 đã tử vong.

Ông Nguyễn Bá Hy, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, cho biết bệnh nhân này bị thương quá nặng: dập lá lách, gan, ruột, chấn thương cột sống, cổ và liệt tay chân nên không qua khỏi... Riêng 9 bệnh nhân trong vụ tai nạn vẫn đang được điều trị tại bệnh viện, sức khỏe đã ổn định.

Theo thông kê ban đầu, toàn tỉnh đã có ít nhất 2 người chết và 25 người khác bị thương; trên 100 nhà dân, cơ quan, trường học bị mưa bão số 9 làm sập, tốc mái; hàng chục cây cổ thụ bị ngã đổ, 2 xe ô tô và 11 xe máy bị hư hỏng.

Đắc Lắc: mưa, lốc tan dần, học sinh đến trường

Tính đến đến 12 giờ trưa ngày 30/9, mưa, lốc nhiều vùng trong tỉnh Đắc Lắc đã giảm nhiều. Tại huyện Ma D’rak- nơi bị ảnh hượng mạnh nhất của bão số 9 thì mưa, lốc cũng đang giảm dần.

Ông Phùng Văn Định, chỉ huy trưởng trung tâm phòng chống lụt bão huyện Ma D’rak, cho biết trời vẫn còn mưa nhưng, giớ đã giảm. Các trường học nhanh chóng khắc phục để học sinh tới trường trong ngày hôm nay. Hệ thống điện của toàn huyện đã được nối lại lúc 10 giờ sáng nay.

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đắc Lắc cho biết: đến thời điểm này đã có 5 người bị thương do mưa bão; 16 căn nhà bị sập hoàn toàn; 1080 căn nhà, 11 phòng học và 50 phòng công sở bị tốc mái và hư hỏng; sạt lở tuyến QL14 tại đèo Kty (Krông Buk), một số đoạn trên QL 27 thuộc huyện Lăk, tỉnh lộ 16 lầy lội tại đoạn thôn Mê Linh, xã Buôn Triết huyện Lăk. Nhiều tuyến đường đất ở hầu hết các huyện bị lầy lội đi lại khó khăn.

thua thua thua thua thua


where there is a will....there is a way....
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025