Thứ ba
21-01-2025
21:03
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
những cuộc họp giao ban không giờ - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: CRAZYWOLF, nhocbood_no  
những cuộc họp giao ban không giờ
boysoc203 Ngày: Thứ bảy, 29-08-2009, 13:25 | Message # 1
Nhóm: Tuyên Truyền Viên Đồng Đẳng
Bài viết: 212
Hiện trạng: Offline
Mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam được 3 tháng, nhưng những thông tin về tình hình, diễn biến của cúm A/H1N1/2009 vẫn luôn mang tính thời sự nóng hổi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để có được những con số, những thông tin chính thống về dịch cúm A/H1N1/2009 cung cấp cho người dân và công tác chẩn đoán, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người "dính" dịch, từ đại bản doanh ở Bộ Y tế cho đến "điểm nóng" của dịch ở phía Nam cũng như các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã luôn luôn căng mình để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả tốt nhất...

Những cuộc họp thông ngày vì cúm A/H1N1/2009 book
Chiều 4/8, khi TS. Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đang làm việc ở Quảng Bình thì nhận được tin khẩn báo từ Sở Y tế Khánh Hòa về trường hợp tử vong đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến cúm A/H1N1/2009. Trong lúc dịch đang có xu hướng lây lan và số ca bệnh ngày càng tăng, việc công bố về trường hợp này thế nào nhằm vừa đảm bảo tính khách quan, vừa thông tin đầy đủ cho người dân để họ nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh đã được Bộ trưởng đặt ra trong cuộc "giao ban" qua điện thoại ngay tại Quảng Bình giữa lãnh đạo Bộ và các trưởng tiểu ban phòng, chống dịch ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng như Sở Y tế Khánh Hòa. Tại cuộc "giao ban nóng" vào đêm đó, Bộ trưởng đã yêu cầu Tiểu ban điều trị cử ngay cán bộ vào Khánh Hòa để phối hợp với Sở Y tế tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra bài học trong công tác thăm khám, tiếp nhận, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân này để rút kinh nghiệm cho công tác phòng, chống dịch cúm A/H1N1/2009. Ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu đã thay đổi lịch trình của đoàn công tác để kịp về Hà Nội, tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm ở người, chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A/H1N1/2009 vào ngày 5/8...

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu chủ trì giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người.

Những cuộc giao ban khẩn bất kể thời gian nào về công tác phòng, chống dịch cúm A/H1N/2009 của Bộ Y tế như tại Quảng Bình không phải là lần duy nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người, mà trước đó đã có rất nhiều, rất nhiều cuộc họp liên quan đến dịch cúm A/H1N1/2009 được tổ chức vào sau giờ làm việc kéo dài đến đêm khuya để giải quyết các tình huống dồn dập như nhập thuốc tamiflu để bảo đảm đủ thuốc cho nhu cầu phòng, chống dịch của người dân; cập nhật phác đồ điều trị; các thông tin dịch tễ trên thế giới; nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng thế nào? Làm gì để phòng, chống dịch lan ra cộng đồng? Các giải pháp đối với việc thành lập bệnh viện dã chiến... Thậm chí, có cuộc họp trực tuyến về dịch cúm A/H1N1/2009, 8 giờ tối mới bắt đầu - thời điểm mà các gia đình đang quây quần bên mâm cơm, bên chiếc tivi... thì các cán bộ của Bộ Y tế và Sở Y tế các địa phương lại đang căng mình chuẩn bị tài liệu để phục vụ cho cuộc họp; các thành viên trong Ban Chỉ đạo đang tập trung lắng nghe những thông tin về dịch, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo Bộ Y tế mà quên đi bữa tối đã trôi qua... Trước đó, ngay từ cuối tháng 4/2009, khi thông tin về dịch cúm A/H1N1/2009 bắt đầu xuất hiện ở một số nước trên thế giới và dịch chưa hề xuất hiện ở Việt Nam, ngay trong những ngày nghỉ 30/4 - 1/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người cũng đã phải làm việc để lên mọi phương án, sẵn sàng đối phó với dịch cúm A/H1N1/2009 khi dịch xuất hiện tại Việt Nam. Rồi để có báo cáo về dịch kịp thời cung cấp cho các cơ quan thông tấn báo chí vào cuối buổi chiều hàng ngày, các cán bộ của Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Cục Y tế dự phòng & Môi trường, Bộ Y tế đã phải làm việc quên ăn trưa, phải đi sớm, về muộn và phải nghe, trả lời điện thoại đường dây nóng đến khản cả giọng...

Cũng trong những ngày dịch cúm A/H1N/2009 mới xuất hiện tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ đã kịp thời đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên các bệnh nhân đang nằm điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng như nhân viên y tế để họ yên tâm công tác, tập trung chăm sóc, điều trị bệnh nhân tốt nhất và sẵn sàng đối phó với dịch. Rồi nhiều đoàn thanh, kiểm tra, nhiều lớp tập huấn liên quan đến công tác phòng, chống dịch cúm đã được Bộ Y tế triển khai sâu rộng đến các tỉnh, thành phố nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phòng, chống dịch cúm A/H1N1/2009...

Cuộc hội chẩn bây giờ mới kể... imlang
Đã tham gia nhiều cuộc hội chẩn, chẩn đoán trong những tình huống khẩn cấp, nhưng với TS. Lương Ngọc Khuê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cuộc hội chẩn khi TS. Khuê - đại diện cho Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm ở người đang trực dịch cúm A/H1N1/2009 tại phía Nam là cuộc hội chẩn thần tốc nhất và hội tụ nhiều chuyên gia đầu ngành nhất! Đó là trường hợp của bệnh nhân H., 50 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh, bị "dính" cúm A/H1N1/2009 nhưng đã tự ý làm bác sĩ, mua thuốc về điều trị tại nhà. Sau 5 ngày tự điều trị, sức khỏe của bệnh nhân H. ngày càng xấu đi. Khi gia đình đưa vào viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh nhân H. đã bị suy hô hấp nặng, khó thở và sốt cao. Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc, trong những tình huống này nếu không được khẩn trương cứu chữa, tính mạng của bệnh nhân sẽ nguy hiểm. Thông tin về ca bệnh này được báo cáo cho TS. Khuê và BS. Nguyễn Văn Châu - Giám đốc Sở Y tế để có phương án xử lý. Ngay sau khi hội ý, một cuộc hội chẩn khẩn cấp với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về dịch tễ, truyền nhiễm, tim mạch, hô hấp... của BV Trưng Vương, BV Phạm Ngọc Thạch, BV Nguyễn Tri Phương, BV Tim và Viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cùng các lãnh đạo của Tiểu ban điều trị và Sở Y tế thành phố đã được diễn ra ngay tại BV Phạm Ngọc Thạch nhằm xây dựng phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Cùng với việc tập trung toàn bộ nhân lực thì trang thiết bị, thuốc, dịch truyền... cũng được huy động đến BV Phạm Ngọc Thạch nhằm cứu chữa bệnh nhân để tránh xảy ra tình huống xấu nhất.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng tại cửa khẩu quốc tế sân bay Nội Bài. Ảnh: TM

Với tất cả các nỗ lực, tận tình của cán bộ y tế BV Phạm Ngọc Thạch và các thầy thuốc trên địa bàn thành phố, sau 5 ngày điều trị tại BV, từ chỗ phải thở bằng máy, tính mạng cận kề với nguy hiểm, sức khỏe của bệnh nhân H. đã dần hồi phục. TS. Khuê tâm sự, khi nghe tin từ BV Phạm Ngọc Thạch thông báo bệnh nhân H. đã khỏe và ra viện, không chỉ riêng anh mà các đồng nghiệp tham gia cuộc hội chẩn thần tốc hôm đó đều vui mừng. Vui bởi sự kịp thời và nhanh nhạy của người thầy thuốc đã đem lại sự sống cho người bệnh, đã kéo họ về với cuộc sống khi họ đang ở giữa lằn ranh của sự sống mong manh... Và, niềm vui đó như càng được nhân lên khi việc cứu sống bệnh nhân H. đã giúp cho số ca bệnh tử vong liên quan đến cúm A/H1N1/2009 của Việt Nam đến thời điểm này dừng lại ở con số 2, trong khi ở các quốc gia khác, con số này đã lớn hơn nhiều... Kết quả này cũng càng chứng minh thêm sự nỗ lực, tích cực trong công tác phòng, chống và chẩn đoán, chăm sóc, điều trị bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1/2009 cua ngành y tế Việt Nam...

Thay đổi chiến lược đối phó với cúm A/H1N1/2009 keke
Dịch cúm A/H1N1/2009 đang lây lan rất nhanh trong cộng đồng, đòi hỏi phải thay đổi chiến lược giám sát và xét nghiệm để đối phó với dịch bệnh này trong mùa đông và mùa tựu trường sắp tới.

Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người ngày 26/8, TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường thông báo, dịch cúm A/H1N1/2009 đã lan rộng ra cộng đồng (ở 44/63 tỉnh, thành, 2.312 ca mắc), khiến cho các labo xét nghiệm quá tải nặng nề. Trong khi đó, sinh phẩm xét nghiệm có hạn, thủ tục mua sắm mất nhiều thời gian, các cơ sở xét nghiệm gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, Tiểu ban giám sát phòng chống dịch đã họp bàn và thống nhất điều chỉnh chiến lược giám sát cũng như xét nghiệm xác định cúm A/H1N1/2009. Cụ thể, đối với các địa phương đã có dịch lây lan rộng, chỉ giám sát các chùm ca bệnh, xét nghiệm các ổ dịch mới, các đối tượng nguy cơ cao (trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính...), các trường hợp có biến chứng để phục vụ nghiên cứu biến đổi virut.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm cúm A/H1N1/2009 phải theo chỉ định của bác sĩ, các đối tượng có nguy cơ cao thì tập trung chú ý điều trị. Những trường hợp bệnh nhân có tính chất lâm sàng điển hình sẽ điều trị ngay theo phác đồ, không nhất thiết phải đợi kết quả xét nghiệm. Không thực hiện xét nghiệm cúm A/H1N1/2009 cho các trường hợp tự nguyện xét nghiệm. Tại các trường học, công sở, nơi công cộng... sau khi phát hiện các ca bệnh đầu tiên và được khẳng định dương tính với cúm A/H1N1/2009, không cần xét nghiệm cho các trường hợp mắc sau, chỉ cần cách ly điều trị và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Cũng liên quan đến vấn đề xét nghiệm, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, qua kiểm tra trực tiếp tại nhiều địa phương như Lào Cai, Bắc Kạn, Hải Dương... trong thời gian qua, các địa phương đều phản ánh về quy định bắt buộc gửi mẫu bệnh phẩm xuống Viện Vệ sinh dịch tễ TW (trụ sở tại Hà Nội) xét nghiệm, vừa mất nhiều thời gian lại rất tốn kém về kinh phí. Do đó cần có những điều chỉnh đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa cho phù hợp hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đề nghị, trước mắt phải tiếp tục duy trì hệ thống giám sát dịch, kiểm soát các ca bệnh tại địa phương, nhất là chú ý giám sát các ca nguy cơ cao. Về xét nghiệm, các Viện Pasteur/Vệ sinh dịch tễ được giao nhiệm vụ phải lập danh sách các phòng xét nghiệm đủ khả năng xét nghiệm cúm A/H1N1/2009 để phê duyệt, giao cho các phòng này thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tại địa phương. Đồng thời phải ban hành, hướng dẫn thủ tục xét nghiệm trước và sau điều trị. Thứ trưởng cũng cho biết, Viện Pasteur TP.HCM vừa sản xuất được loại test nhanh giúp chẩn đoán cúm A/H1N1/2009 trong thời gian ngắn và tiện áp dụng cho tất cả các địa phương, vì vậy cần tập trung nghiên cứu để sớm có thể đưa test này áp dụng vào trong thực tế.

Thứ trưởng cũng thông báo tình hình tại Hội nghị giám sát cúm của khu vực vừa được tổ chức tại Bắc Kinh, nhiều nước đã nhìn nhận sai lầm trong công tác giám sát dẫn tới tỷ lệ tử vong cao. Tại Việt Nam, khi học sinh khai giảng và mùa đông mới là đỉnh dịch, vì vậy không được lơ là. Thứ trưởng đề nghị các tiểu ban cần tập trung nghiên cứu, rút kinh nghiệm để có kế hoạch chuẩn bị khi dịch lên đỉnh điểm vào tháng 11 - 12 sắp tới. Đặc biệt, cần nghiên cứu kỹ về các trường hợp chậm đáp ứng với tamiflu và phối hợp tamiflu với các thuốc khác trong điều trị, đồng thời đề phòng sự biến đổi của virut cũng như chủng đã bị kháng thuốc tại một số nước lây lan ra nước khác, trong đó có Việt Nam. Cần nhanh chóng kiểm tra, lập danh sách các phòng xét nghiệm có khả năng xét nghiệm cúm A/H1N1/2009 để công bố cho nhân dân, tránh tình trạng các phòng xét nghiệm không đủ tiêu chuẩn lợi dụng để xét nghiệm...


๑۩۞۩๑ ..~Trúc ^»-(¯`v´¯)-»"^ Miu~.. ๑۩۞۩๑ †Ñ§ØÇ
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025