Thứ tư
08-01-2025
04:57
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Tamiflu và tác dụng phụ - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: CRAZYWOLF, nhocbood_no  
Tamiflu và tác dụng phụ
boysoc203 Ngày: Thứ bảy, 22-08-2009, 21:23 | Message # 1
Nhóm: Tuyên Truyền Viên Đồng Đẳng
Bài viết: 212
Hiện trạng: Offline
TTCT - Theo Cục Quản lý dược VN, hiện nay Tamiflu (Oseltamivir) vẫn là thuốc điều trị dành cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 hiệu quả tại VN. Song ngay cả nhà sản xuất cũng đưa ra khuyến cáo sử dụng Tamiflu có thể gây ra tác dụng phụ.

(*) Căn cứ trên 3.930 trường hợp ở Mỹ trong hai năm 2007-2008
(**) Căn cứ 312 trường hợp ở Mỹ từ 15-4 đến 30-6-2009
Nguồn: WHO, CDC, American Journal of Hygiene
(Trích từ tạp chí Time số ra ngày 24-8)

Các tác dụng phụ không mong muốn thường gặp khi sử dụng Tamiflu để điều trị và dự phòng là buồn nôn và nôn. Sử dụng Tamiflu cho trẻ dưới 16 tuổi có thể có tác dụng phụ liên quan đến các biểu hiện về thần kinh và tâm thần như: mê sảng, ảo giác, lú lẫn, hành vi bất thường, co giật và viêm não.

Chờ giải thích về tác dụng phụ tâm thần

Khuyến cáo của nhà sản xuất cho biết các tác dụng phụ thường gặp nhất là rối loạn đường tiêu hóa: nôn mửa ở 14% trẻ em điều trị với Tamiflu so với 8% ở trẻ em dùng giả dược. Cũng đã có các báo cáo về các rối loạn tâm thần thần kinh. Ủy ban Tư vấn nhi khoa Hoa Kỳ đã nhận được các báo cáo tác dụng phụ liên quan đến sử dụng Tamiflu ở trẻ em 16 tuổi hoặc nhỏ hơn. Đa số các báo cáo tác dụng phụ này là từ trẻ em Nhật Bản có sử dụng Tamiflu.

Báo cáo cũng đã nêu lên 12 trường hợp tử vong kể từ khi Tamiflu được phê duyệt đưa vào sử dụng và đều là bệnh nhi Nhật Bản. Trong đa số trường hợp, khó xác định nguyên nhân tử vong liên quan trực tiếp đến Tamiflu vì bệnh nhi còn được sử dụng các thuốc khác và các báo cáo tử vong không có đầy đủ thông tin chi tiết. Báo cáo của ủy ban này cũng đã xác định các phản ứng nghiêm trọng về da (giống như dị ứng) trên một số bệnh nhi. Các báo cáo về hiện tượng này không chỉ có trên bệnh nhi Nhật Bản mà cả trên người lớn.

Mặc dù Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo dõi và tiếp nhận thông tin về tác dụng phụ ở tất cả các nước trên thế giới, cơ quan này cũng không hiểu tại sao hầu hết các báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng và tử vong đều thu được từ Nhật Bản. Có thể nói các báo cáo về tác dụng phụ về thần kinh và tâm thần từ Nhật Bản là khá bất thường để có thể tiến hành ngay các đánh giá tiếp theo. Tháng 3-2007, Bộ Y tế - lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản khuyến cáo không dùng Tamiflu để điều trị cúm ở trẻ từ 10-19 tuổi vì có thể tăng các tác dụng phụ của Tamiflu trong nhóm bệnh nhân này. Hàn Quốc cũng khuyến cáo như vậy.

FDA đang yêu cầu Tập đoàn Hoffman - La Roche và Bộ Y tế - lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản cung cấp thêm các thông tin. Sau đó FDA mới có thể nghiên cứu và đưa ra các giải thích về tác dụng phụ thần kinh và tâm thần.

Cân nhắc khi sử dụng Tamiflu

Tamiflu - tên biệt dược của Oseltamivir, một loại thuốc trong nhóm thuốc chống virus cúm được gọi là các thuốc ức chế

neuraminidase vì có tác dụng ức chế hoạt động của enzym neuraminidase của virus cúm giúp virus xâm nhập các tế bào trong đường hô hấp.
FDA cũng cho rằng rất khó đánh giá mối liên quan giữa việc sử dụng Tamiflu và tử vong của bệnh nhi. Các bệnh nhi dưới 2 tuổi thường nhập viện do bệnh cúm, đồng thời kèm theo một số bệnh khác nhiều hơn so với các bệnh nhi lớn tuổi hơn hoặc người lớn. Cơ quan này cho rằng không thể kết luận có mối quan hệ nhân quả giữa Tamiflu và các báo cáo tử vong của bệnh nhi có sử dụng Tamiflu.

Mặc dù vậy, FDA vẫn khuyên các thầy thuốc thực hành cần theo dõi sát sao các bệnh nhân đã uống Tamiflu về các biểu hiện thay đổi hành vi bất thường. Nếu có các triệu chứng tâm thần - thần kinh, cần phải đánh giá thận trọng mối quan hệ giữa nguy cơ và lợi ích của việc tiếp tục điều trị với Tamiflu.

Ngày 20-3-2008, Đại học Nhi khoa Hong Kong, Hội Bệnh nhiễm trùng và miễn dịch nhi khoa Hong Kong đã khuyến cáo cần lưu ý các vấn đề sau đây khi sử dụng Tamiflu:

- Cần phải cân nhắc khi sử dụng Tamiflu để điều trị cúm ở bệnh nhi có các triệu chứng nhiễm virus cúm A và B trong vòng 48 giờ, đặc biệt ở những bệnh nhân có rối loạn mãn tính về tim mạch, thận và chuyển hóa hoặc những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

- Tất cả bệnh nhân sử dụng Tamiflu cần được giám sát chặt chẽ các hành vi bất thường, khi cần thiết phải giám sát và ngăn ngừa chống tự thương.

- Không được điều trị bằng Tamiflu cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi hoặc thiếu niên 10-19 tuổi. Trong trường hợp đặc biệt như cúm nặng, chỉ kê đơn điều trị sau khi đã trao đổi ý kiến với cha mẹ về nguy cơ và lợi ích của thuốc.

Tamiflu và H1N1 ở VN

Ngày 27-7-2009, cục trưởng Cục Quản lý dược VN cho biết hiện nay Tamiflu (Oseltamivir) vẫn là thuốc điều trị hiệu quả dành cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 tại VN.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay chỉ có Đan Mạch, Hong Kong, Nhật Bản xảy ra hiện tượng kháng thuốc với Tamiflu. Trong khi đó tại VN, theo báo cáo của Viện Các bệnh nhiễm trùng và nhiệt đới quốc gia, vẫn chưa có bằng chứng lâm sàng cụ thể nào cho thấy virus cúm A/H1N1 ở VN kháng thuốc Tamiflu.

FDA, WHO và Cơ quan Quản lý thuốc châu Âu vẫn chưa có một thông báo nào thay đổi việc sử dụng Tamiflu (Oseltamivir) trong phác đồ điều trị dành cho bệnh nhân mắc cúm A/H1N1.

Bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 cần được giám sát tại bệnh viện hoặc cơ sở cách ly tập trung, thực hiện nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng Tamiflu để tránh trường hợp xảy ra tình trạng kháng thuốc hoặc không phát hiện và kiểm soát được các tác dụng phụ có hại. Đặc biệt, không nên mua thuốc trôi nổi trên thị trường và tự điều trị vì không thể theo dõi các tác dụng phụ có hại của thuốc.

PGS.TS LÊ VĂN TRUYỀN

______________

Văcxin phòng chống cúm A/H1N1:

Đang thử tới đâu?

Các “đại gia” trong kỹ nghệ dược phẩm trên thế giới chạy đua bào chế những văcxin phòng chống cúm A/H1N1. Ngoài các công ty có tiếng trên thế giới còn có một số công ty nhỏ hay mới xuất hiện như Sinovac (Trung Quốc) và CSL (Úc). Công ty CSL của Úc, một công ty có kinh nghiệm về văcxin, cho biết họ đã thử nghiệm một loại văcxin phòng chống A/H1N1 và nếu kết quả khả quan, có thể sản xuất hàng loạt vào tháng 9-2009.

Ngày 3-8, Sinovac tuyên bố họ đã thử nghiệm thành công văcxin ngừa cúm A/H1N1 đầu tiên trên thế giới. Mặc dù thông cáo báo chí của công ty đề cập đến “thành công”, nhưng trong thực tế thì không hẳn như thế. Theo thông tin của công ty, công trình thử nghiệm lâm sàng văcxin được thực hiện từ ngày 22-7-2009 với 1.614 tình nguyện viên (bao gồm 101 người cao tuổi, 706 trung niên, 404 thiếu niên và 403 trẻ em) được tiêm chủng văcxin. Trong thời gian ba ngày theo dõi, có 12% người phản ứng thuốc nhưng những phản ứng này được xem là nhẹ, không có trường hợp nào được đánh giá là nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đó là dữ liệu về an toàn của văcxin, dữ liệu quan trọng hơn về hiệu quả lâm sàng của văcxin thì không được đề cập. Chúng ta không biết trong thời gian theo dõi có bao nhiêu người được tiêm và bao nhiêu người không được tiêm văcxin bị nhiễm virus cúm A/H1N1. Dữ liệu cực kỳ quan trọng này chưa được công bố. Thật ra kết quả mà Công ty Sinovac công bố trên báo chí chưa bao giờ được công bố trên bất cứ một tập san y khoa quốc tế nào. Do đó, rất khó biết hiệu quả lâm sàng của văcxin ra sao.

Nhưng chúng ta không nên quá kỳ vọng vào văcxin để phòng chống cúm A/H1N1. Nếu văcxin có hiệu quả phòng chống virus cúm A/H1N1 thì kết quả đó nên được diễn giải như thế nào và có ý nghĩa gì với việc phòng chống cúm ở quy mô cộng đồng? Câu trả lời nằm ở tỉ lệ người bị nhiễm virus cúm A/H1N1 trong cộng đồng nếu không được tiêm chủng văcxin. Trong tình huống nghiêm trọng nhất, tỉ lệ nhiễm virus cúm A/H1N1 trong dân số là 0,2%, và nếu văcxin có hiệu quả ngăn ngừa được cúm A/H1N1 50% thì điều này có nghĩa chúng ta phải tiêm văcxin cho 1.000 người để ngăn ngừa 1 ca bị nhiễm. Hiệu quả kinh tế của con số này còn tùy thuộc giá thành của văcxin. Nếu văcxin tốn 5 USD/liều, điều này có nghĩa cộng đồng phải chi ra 5.000 USD chỉ để phòng ngừa một ca bệnh cúm!

Văcxin không phải là biện pháp duy nhất phòng chống cúm, biện pháp không y tế công cộng (không dùng văcxin) có thể có hiệu quả tương đương với văcxin. Một nghiên cứu mới công bố vào tuần qua cho thấy chỉ đơn giản rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có thể giảm nguy cơ nhiễm cúm A/H1N1 khoảng 42%. Do đó, trong khi chờ đợi văcxin, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp đơn giản như vệ sinh cá nhân và nhận dạng ca bệnh sớm để điều trị kịp thời nhăm phòng ngừa dịch cúm ở quy mô cộng đồng.

GS NGUYỄN VĂN TUẤN (Úc)


๑۩۞۩๑ ..~Trúc ^»-(¯`v´¯)-»"^ Miu~.. ๑۩۞۩๑ †Ñ§ØÇ
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025