Thứ tư
04-12-2024
01:09
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Theo chân các đồng đẵng viên...:) - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: anidethuong, Sammy  
Theo chân các đồng đẵng viên...:)
kate Ngày: Thứ tư, 23-09-2009, 20:14 | Message # 1
Nhóm: Thành viên
Bài viết: 29
Hiện trạng: Offline
Có dịp theo chân những đồng đẳng viên của Đội lưu động - Trung tâm Chăm sóc ban ngày (Yên Phụ - quận Tây Hồ), tôi không khỏi ngỡ ngàng về công việc của họ: Những điểm nóng về ma tuý và mại dâm chính là nơi họ thực hiện công việc của mình.
Đồ nghề: Tờ rơi, thẻ khám bệnh và bao caosu

7h tối, mọi người có mặt đầy đủ tại trung tâm, kiểm tra mọi thứ, không để thiếu một trong 3 vật dụng: Tờ rơi, thẻ khám bệnh và bao caosu - những thứ cần thiết cho một tuyên truyền viên phòng, chống HIV/AIDS.

7h30, chia nhóm và lên đường. Tôi đi cùng nhóm anh Minh - đội trưởng. Trước khi lên đường, tôi nhận được một lời nhắc nhở từ anh Minh: "Em phải khéo léo, không để cho "khách hàng" phát hiện em là người lạ nhé, họ mà nghi ngờ là hỏng hết việc của bọn anh". Điểm dừng chân đầu tiên: Bách Thảo. Tới nơi, nhìn xung quanh, tôi thấy không có vẻ gì là "nóng" cả. Đang mải nghĩ, tôi giật mình thấy hai chị tầm 40 tuổi đi lại. Thấy họ chào hỏi các anh trong đội, tôi mới vỡ lẽ, hoá ra đây là "khách quen" của các anh. Những lần gặp như thế này nhằm duy trì cho họ ý thức về căn bệnh thế kỷ và phát bao caosu...

Khi 2 người phụ nữ này đi rồi, anh Minh bảo với một anh trong đội dẫn tôi đến nơi có một phụ nữ đang đứng bên mé đường. Vẫn là "khách quen", họ trò chuyện một lúc và kết thúc bằng việc phát bao caosu.

Dường như thấy được sự ngạc nhiên của tôi, anh Minh từ tốn nói: "Tiếp xúc với những đối tượng này lần đầu tiên là không dễ, vì họ cho rằng mình cản trở công việc của họ, hoặc nghi mình là công an. Việc bị từ chối là chuyện bình thường, còn bị mắng chửi cũng không phải hiếm. Cái khó của mình là phải linh hoạt, tuỳ từng đối tượng mà tìm cách thuyết phục. Phải làm sao cho họ thấy sự nguy hiểm mà HIV/AIDS gây ra, trước tiên với chính bản thân họ. Từ đó tạo cho họ ý thức bảo vệ mình cũng như những người xung quanh". "Thế còn việc phát bao caosu thì sao?" - tôi thắc mắc. "Thực ra, phát bao caosu không phải là khuyến khích họ hành nghề, mà để giúp họ luôn có ý thức trong việc phòng, chống HIV. Công việc này khá nhạy cảm, nó như nằm giữa ranh giới của tuyên truyền và khuyến khích". Anh Minh cho biết thêm: Địa bàn hoạt động của đội gồm Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình và Hoàn Kiếm. Ngoài ra, chúng tôi còn tới những nhà nghỉ để phát tờ rơi về hoạt động của trung tâm và phát bao caosu. Cũng may là chủ các nhà nghỉ cũng có tinh thần hợp tác nên công việc cũng không khó khăn lắm.

"Vì em thương bạn em"

Phần nhiều trong số họ cũng chính là những bệnh nhân của Trung tâm Chăm sóc ban ngày. Trong quá trình điều trị, tham gia sinh hoạt, họ đã hiểu rất nhiều về sự nguy hiểm của HIV/AIDS cũng như cách chung sống, phòng, chống nó như thế nào. Anh Nghĩa - thành viên trong đội - tâm sự: "Có lẽ do mình đã từng ở trong hoàn cảnh của họ, cũng như chính bản thân mình là người bệnh nên mình hiểu cần phải làm gì để thuyết phục được họ có những biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV. Làm công việc này cũng phải có niềm đam mê".

Đều đặn, 6 tối trong tuần (trừ thứ ba), 6 thành viên của đội lưu động lại lên đường và công việc kết thúc ít nhất cũng hơn 22h. "Nhiều lúc về nhà, vợ con đã đi ngủ hết rồi!" - anh Nghĩa cho biết. Đồng lương phụ cấp chỉ mang tính tượng trưng, nhưng mọi người trong đội vẫn tích cực tham gia làm tốt công việc được giao. Có lẽ một phần cũng xuất phát từ hoàn cảnh của chính những đồng đẳng viên này. Ngoài những buổi tối đi tuyên truyền, ban ngày họ có nhiệm vụ đưa mẫu máu xét nghiệm sang Bệnh viện Bạch Mai, đến nhà đưa đón bệnh nhân - những người không tự đi lại được.

Bên cạnh đó, họ tham gia vào các chương trình giao lưu cộng đồng nhằm nâng cao ý thức phòng, chống HIV, mà đôi khi những lời khuyên được rút ra từ những sai lầm mắc phải trước đây của họ.

Thành viên ít tuổi nhất - Nguyễn Trọng Hùng là người hoàn toàn khoẻ mạnh, đến với công việc này vì một lý do hết sức cá nhân, nhưng cũng rất đáng quý. "Em làm công việc này vì thương bạn em, bạn ấy bị nhiễm HIV. Em không muốn có nhiều người mắc phải căn bệnh này". "Hùng không sợ bị lây à?". "Nếu mình biết cách phòng, chống thì không bị gì hết. Lúc đầu, gia đình em cũng phản đối lắm, nhưng em thuyết phục mãi cũng chấp nhận cho em đi".

Việc làm thầm lặng, giàu ý nghĩa mỗi tối của họ không thể ngăn chặn hoàn toàn đại dịch HIV, nhưng đã và đang góp phần ngăn cho nó không trở thành một thảm hoạ với loài người. Hơn ai hết, những người trong cuộc như anh Nghĩa là người hiểu rõ vấn đề này. Nhờ có sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS mà vợ anh cho đến nay vẫn không hề bị lây nhiễm và đứa con trai nhỏ của họ hoàn toàn khoẻ mạnh.


where there is a will....there is a way....
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2024