Loj. jch cua~ traj' ME zoj' suc' khoe~ Theo Đông Y, me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Me còn chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi.
Cây me cao đến 20m. Nguyên thủy xuất xứ từ miền tây châu Phi và người Ai Cập cũng như người Hy Lạp đã biết đến từ xa xưa. Hiện nay me mọc nhiều tại Ấn Độ và Đông Nam Á.
Trái me dài nhất tới 20cm và có đến 10 hột được bao bọc bởi lớp thịt có vị chua - ngọt chung quanh. Me được dùng từ trái me tươi hoặc nghiền nát lấy phần cơm từ quả rồi chế thành thuốc. Vỏ và lá cây me vẫn sử dụng tươi làm thuốc. Thịt me phơi khô là thành phần quan trọng trong gia vị của Ấn Độ và trung Á. Me được dùng cho salad, soup, trong cơm (Indonesia) hoặc trong sốt chua ngọt (Trung Hoa).
Người Việt Nam sử dụng me khá nhiều, sống và chín, dùng để tạo vị chua cho thức ăn, nhất là món canh truyền thống Nam Bộ: canh chua. Me được dùng trong nhiều món ăn khác nhau như canh chua, ô mai, me muối. Me không chỉ là một thứ gia vị trong đồ ăn như nói trên mà còn là một loại thức uống: nước đá me hấp dẫn trên vùng khí hậu nắng nóng. Me chua cũng như me ngọt làm mứt đều khoái khẩu.
Tuy vậy me chưa được ưu ái hơn bởi nó được lấy làm gia vị trong các món canh chua, cua rang, còng rang, làm nước chấm để chấm cá chiên, kho cá linh, cá mè, làm kẹo me, nước đá me và làm mứt me...
Lá me bánh tẻ góp mặt ở đĩa rau sống vị chua trong bữa nhậu, trong món bánh xèo. Lá đó cũng như trái sống nấu canh chua thì tuyệt hảo. Lá thì cứ việc cho thẳng vào nồi canh chua còn trái sống khi nấu chín vớt ra lọc lấy nước chua. Trước đây canh chua me các loại thủy, hải sản hấp dẫn như canh chua cá lóc, cá trê, canh chua lươn, canh chua tôm, canh chua viên cá linh xay, cá linh nguyên con... nay đầu bếp chuyển sang những nồi canh chua thịt gà, thịt vịt lạ miệng gây hứng thú mới. Cái vị chua thanh của me từ lâu còn hiện diện các tô canh chua chay và nhiều món chay khác.
Me chua quý nhưng có mùi vì vậy người ta phải lo muối me để có me xài quanh năm. Muối me: trái chín, bỏ vỏ chỉ lấy thịt trái đặc sệt nâu sậm, chua thơm cho muối vào giữ chống hư mốc. Ở miền Nam, nhất là trên những vùng đất cây me có từ lâu đời, trái nhiều người ta làm me muối từ lâu.
Theo Đông Y, me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Me còn chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Trái me có hạt được bao bọc bởi lớp thịt vị chua, ngọt. Trong trái me có khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid. Chúng giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt... Thịt của trái me có thể dùng để chế mứt hoặc các thức uống cũng như gia vị.
Để chống nôn ọe trong thời gian đầu mang thai, bạn có thể dùng 30gr me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun sôi kỹ còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho 10gr đường trắng vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.
Ngoài ra, nước vỏ cây me (giã nhỏ, lọc sạch) súc miệng giúp chữa viêm lợi, viêm nha chu. Lá me vò nát nấu nước tắm giúp trị ghẻ.