Thứ hai
29-04-2024
03:16
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Tuyên truyền ngừa bệnh, bài học kinh điển - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Sammy, nhocbood_no, Andy  
Diễn Đàn » Tuyên Truyền Viên Đồng Đẳng » Truyền Thông » Tuyên truyền ngừa bệnh, bài học kinh điển
Tuyên truyền ngừa bệnh, bài học kinh điển
nhocbood_no Ngày: Thứ năm, 30-07-2009, 14:45 | Message # 1
Nhóm: Moderator
Bài viết: 118
Hiện trạng: Offline
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 27-7, đã có trên 180 quốc gia báo cáo trên 134.000 ca bệnh cúm A/H1N1 và trong số này có 816 người chết.

Như vậy, tỷ lệ chết là khoảng 0,6%. Trong thực tế, tỷ lệ này có thể thấp hơn vì nguyên nhân chết rất khó xác định là do virus H1N1. Riêng ở nước ta chưa có ai chết.

Dù vậy, các chuyên gia dịch tễ học đều nhất trí rằng số người nhiễm virus H1N1 trên thế giới có thể cao gấp 10 lần con số được báo cáo chính thức. Rất khó xác định số ca bệnh bởi thực tế có rất nhiều ca bệnh chưa biểu hiện triệu chứng hay chưa được xét nghiệm.

Ở nước ta, các giới chức y tế đã có nhiều biện pháp có thể nói là “mạnh tay”, như đóng cửa trường học và cách ly bệnh nhân. Mặc dù các biện pháp này có thể cần thiết để phòng chống sự lây lan của virus H1N1 nhưng trong bối cảnh cúm A/H1N1 đã trở thành cúm mùa thì tôi e rằng các biện pháp đó không cần thiết.

Trước đây, khi cúm A/H1N1 mới khởi phát, các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ai Cập và Nhật cũng có những biện pháp mạnh như cách ly bệnh nhân, kiểm dịch, đóng cửa trường học, biến trường học thành bệnh viện dã chiến... Nhưng chỉ sau vài tuần, các nước trên cũng bỏ những biện pháp trên. Đó là những biện pháp mà các chuyên gia và giới chức y tế Mỹ và Âu châu xem là vô lý.

Vậy thì chúng ta phải làm gì để giảm sự lây lan của cúm A/H1N1? Câu trả lời có lẽ tìm thấy ở Úc. Nước Úc đang vào mùa đông, tức là mùa cúm hoành hành. Chỉ vài tuần trước đây, Úc có hơn 16.000 ca bệnh và hơn 40 người chết được xem là xuất phát từ virus H1N1 nhưng họ đã thành công trong khống chế tình trạng lây lan. Úc không áp dụng biện pháp đóng cửa trường học hay cách ly bệnh nhân. Họ chỉ đơn giản áp dụng chiến lược kinh điển: ngừa bệnh từ cộng đồng.

Đường lây lan chính của virus H1N1 là từ người sang người. Hắt hơi được xem là một yếu tố nguy cơ lây lan của vi khuẩn. Do đó, ta cần hướng dẫn người dân cách che mũi bằng tay, bằng giấy. Ngoài ra, biện pháp phòng ngừa khá đơn giản nữa là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Thói quen này được xem là rất hữu hiệu cho việc phòng ngừa virus cúm ở quy mô cộng đồng.

Ở nhà và cơ quan hay trường học, những chỗ mà virus thường “nương tựa” là bàn ghế, cửa, những vật dụng có tay cầm... Nghiên cứu khoa học cho thấy virus phát triển trong điều kiện nhiệt độ ôn đới. Trong nhiệt độ 25 độ C, virus H1N1 có thể sống trên mặt bàn khoảng 2 giờ mà thôi. Do đó, cần phải khử trùng những nơi virus lưu trú một cách triệt để.

Nguyên tắc của y tế cộng đồng vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhưng phòng bệnh phải bắt đầu từ cơ sở. Mỗi cơ quan hay mỗi trường học cần hợp tác chặt chẽ với các cơ sở y tế, chỉ dẫn cho người dân cách nhận dạng hay phát hiện những ca bệnh cúm A/H1N1.

Chúng ta không thể tiêu diệt virus H1N1 (hay các virus cúm khác) một cách vĩnh viễn. Virus tiến hóa rất nhanh. Một nghiên cứu mới nhất công bố trên tập san Science cho thấy virus H1N1 sẽ tồn tại với con người. Do đó, chúng ta phải học cách sống chung với virus.

Virus H1N1 không quá độc hại như nhiều người tưởng. Tỷ lệ chết ở những bệnh nhân cúm A/H1N1 thấp hơn tỷ lệ chết do cúm mùa gây ra. Do đó, tập trung vào việc phòng chống đại dịch cúm A/H1N1 là một định hướng đúng, chúng ta không nên xao lãng những bệnh thông thường nhưng nguy hiểm hơn virus mới.

Năm bước thực hành đeo khẩu trang đúng cách

Hiện nay nhiều người sợ mắc bệnh đến nỗi mang khẩu trang mà không theo một quy tắc nào. Thậm chí có người mang khẩu trang y tế nhưng gọng - thanh nhựa mỏng của khẩu trang giúp bám chặt vào sóng mũi để không khí không vào được bên trong thì quay ngược ở dưới cằm! Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Nguyễn Trần Chính cũng đã đưa ra khuyến cáo: Không nên mang một lúc nhiều khẩu trang vì nó sẽ không bảo vệ được người đeo, đôi khi lại gây tác dụng ngược.

Ngày 29-7, Pháp Luật TP.HCM đã đến khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để được điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thùy Trang hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách:

Bước một: Kiểm tra khẩu trang có bị thủng, rách hay đứt dây thun, dây cột hay không. Đưa khẩu trang vào mặt, gọng khẩu trang nằm trên sóng mũi. Khẩu trang phải bao phủ hết mũi, miệng, cằm. (Ảnh 1)

Bước hai: Dùng hai tay nhẹ nhàng kéo dây thun (hoặc dây vải) ra phía sau đầu nhưng trên mép tai để cột cố định. (Ảnh 2)

Bước ba: Dùng hai ngón tay trỏ đè gọng khẩu trang áp sát vào sóng mũi để hoàn thành việc mang khẩu trang. (Ảnh 3)

Bước bốn: Khi mang bất kỳ khẩu trang y tế nào, phải kiểm tra lại hai bên má xem khẩu trang có bị hở, dây đeo có bị vướng hay không. (Ảnh 4)

Sau khi mang khẩu trang, người mang phải hít, thở thật sau xem khẩu trang có hở hay không. Nếu người mang có cảm giác như bị ngột là khẩu trang đã kín. Không dùng khẩu trang y tế bằng giấy và khẩu trang chuyên dụng N95 cùng lúc.

BACSI.com (Theo PL)

File đính kèm: 9229963.jpg (15.7 Kb) · 4805186.jpg (13.7 Kb) · 1801694.jpg (14.7 Kb) · 4378767.jpg (14.9 Kb)


Swim In Fire Crew no.1
 
Diễn Đàn » Tuyên Truyền Viên Đồng Đẳng » Truyền Thông » Tuyên truyền ngừa bệnh, bài học kinh điển
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2024