Thứ năm
23-01-2025
00:40
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Mong manh như da của trẻ - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Sammy, nhocbood_no, Andy  
Mong manh như da của trẻ
nhocbood_no Ngày: Thứ ba, 28-07-2009, 16:12 | Message # 1
Nhóm: Moderator
Bài viết: 118
Hiện trạng: Offline
Bệnh viện Nhi Đồng 2 vừa thông báo trường hợp đau lòng là một trẻ hai tháng tuổi bị hoại tử đầu ngón tay phải phẫu thuật cắt bỏ phần hư chỉ vì người thân mua kem Cortibion thoa mụn bóng nước trên da của trẻ.

Làn da của trẻ rất mong manh, nếu dùng thuốc ngoài da phải hết sức cẩn trọng

Không nên thoa bừa

Dù là dạng thuốc dùng ngoài da cũng phải hết sức thận trọng trong sử dụng đối với trẻ. Khi dùng thuốc phải xem kỹ hướng dẫn để biết phạm vi sử dụng, tác dụng phụ và có chống chỉ định đối với trẻ hay không. Nên lưu ý nhiều bệnh ngoài da muốn điều trị hiệu quả, cả người lớn và trẻ em, tốt nhất là đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và chỉ định đúng thuốc. Không vì đó là thuốc bôi ngoài da cứ thoa bừa lên da trẻ.

Nhiều người cứ tưởng thuốc bôi ngoài da là loại chẳng hại gì nhưng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nhiều cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh so với người lớn nên việc dùng thuốc ngoài da vẫn phải hết sức thận trọng.

Do da của trẻ còn non nớt, dễ hấp thu dược chất vào máu nên việc dùng thuốc ngoài da không thể xem thường, có nhiều thuốc bôi tuyệt đối không dùng. Có thể kể các loại thuốc dùng ngoài da như: thuốc bôi lên da (thuốc mỡ, kem bôi da, bột nhão, gel, dung dịch), thuốc rắc (thuốc bột), thuốc xịt (dạng bơm xịt), thuốc dán lên da (lưu ý có hai loại, loại cho tác dụng tại chỗ như giảm đau ở vùng dán nhưng có loại cho tác dụng toàn thân, tức có hấp thu vào máu cho tác dụng như băng dán sau tai để chống nôn do say tàu xe).

Trước đây khá lâu đã xảy ra trường hợp trẻ sơ sinh bị ngộ độc thần kinh do dùng xà bông chứa hexaclorophen (có tên Phisohex) gội đầu, hexaclorophen thấm qua da vào hệ thần kinh của trẻ gây độc. Hoặc đầu năm 2009, một nghiên cứu ở Mỹ đã báo cáo nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do được bôi vùng da ở mũi dầu gió chứa tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu long não (camphor) và methyl salicylat bị kích ứng mạnh làm ngưng hô hấp. Hoặc ở TP.HCM từng xảy ra một số trường hợp trẻ sơ sinh bị ngộ độc do bôi phấn rôm (bột rắc) có chứa warfarin (chất tạo mùi thơm nhưng đồng thời có tác dụng gây xuất huyết). Trước đây cũng xảy ra trường hợp khó tin là có bậc cha mẹ đã dùng thuốc súng bôi lên da trẻ để trị ghẻ ngứa với hậu quả chắc chắn xảy ra là trẻ bị ngộ độc.

Các trường hợp nêu trên cho thấy tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ (các bà mẹ sau khi sinh tránh dùng dầu gió, loại dầu dùng được là dầu bạch đàn, còn gọi là dầu khuynh diệp, dầu tràm). Còn xà bông, phấn rôm cũng phải thật thận trọng trong chọn lựa sử dụng.

Cần chú ý khi sử dụng thuốc bôi ngoài da dạng kem thuốc (crème) hoặc thuốc mỡ (pommade) có chứa dược chất glucocorticoid (gọi tắt là corticoid). Một số biệt dược có thể kể: cortibion (gây tai biến rất đáng tiếc đã nêu trên), celestoderme, synalar, halog, hydrocortisone, flucinar, topsyne, betneval... và còn cả chục tên biệt dược khác. Đây là thuốc bôi ngoài da chứa dược chất chống viêm rất quý, nếu dùng đúng chỉ định có thể chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó trị, nhưng ngay cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ, có người dùng sai chỉ định, như dùng để chữa các vết lở loét, dùng trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da(!).

Nên lưu ý rằng các loại corticoid nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nếu bôi lên da mặt lâu ngày, da mặt mịn màng đâu chẳng thấy mà sẽ thấy bị trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm!). Bôi ngoài da ở trẻ, thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn (trường hợp bị hoại tử đầu ngón tay nêu trên là do vi khuẩn gây hoại tử nhờ corticoid có điều kiện phát triển).

Một loại thuốc bôi ngoài da khác cũng không được dùng cho trẻ sơ sinh là dung dịch chứa iod có tên povidon-iod (Betadine) dùng ngoài da sát trùng. Dùng ở trẻ còn quá nhỏ tuổi mà lại dùng thường xuyên, iod sẽ thấm qua da vào máu gây rối loạn hoạt động tuyến giáp của trẻ.

BACSI.com (Theo TTO)


Swim In Fire Crew no.1
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025