Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý học thuộc Trường đại học Iowa, Mỹ, trẻ ở độ tuổi từ 8 - 18 tuổi là lứa tuổi có tỷ lệ và nguy cơ mắc chứng "nghiện game" cao nhất trên thế giới hiện nay.
Điều tra về hiện tượng chơi game chỉ tính riêng trong giới trẻ tại các nước phát triển, người ta đã phát hiện thấy rằng: trung bình cứ 10 trẻ (độ tuổi từ 8 - 18 tuổi) tham gia chơi game, thì có ít nhất 1 trẻ bị mắc chứng nghiện game. Biểu hiện của "chứng bệnh" này khá dễ nhận biết. Khi nghiện game, trẻ thường chểnh mảng học hành và mọi việc xung quanh, chỉ tập trung vào việc tìm kiếm các trò chơi trên mạng và có thể ngồi hàng giờ, thậm chí hằng ngày trên máy vi tính. Thực chất của chứng "nghiện game" là một dạng bệnh về tâm lý. Trong đó, dạng phổ biến nhất mà những người nghiện game hay mắc phải là trạng thái bị khủng hoảng về sự tập trung, mất tập trung, hoặc bị mắc phải tình trạng hiếu động thái quá do ảnh hưởng từ việc chơi game quá nhiều. Thậm chí, GS. Gentile, người đứng đầu nghiên cứu nói trên còn nhận định: chứng nghiện game ở giới trẻ là một dạng suy nhược. Giải thích cho nguyên nhân vì sao tỷ lệ mắc chứng nghiện game tăng cao ở lứa tuổi từ 8 - 18 tuổi, GS. Gentile cũng cho biết: đó là do tác động của một số thành phần hóa chất được sản sinh trong não ở những người chơi game, chẳng hạn như cortisol (hormon kích thích trạng thái đam mê). Đặc biệt ở những người chơi game trẻ tuổi, nồng độ các hóa chất này được sản sinh lớn hơn so với những lứa tuổi khác, do đó tỷ lệ mắc nghiện game là cao hơn. BACSI.com (Theo ScienceDaily)
Chơi Game lành mạnh nhá các bạn