Thứ tư
08-01-2025
04:44
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Chloramin B mùa cúm A/H1N1: “Kẻ vô danh” thành hàng “sốt” - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: CRAZYWOLF, nhocbood_no  
Chloramin B mùa cúm A/H1N1: “Kẻ vô danh” thành hàng “sốt”
boysoc203 Ngày: Thứ bảy, 22-08-2009, 21:41 | Message # 1
Nhóm: Tuyên Truyền Viên Đồng Đẳng
Bài viết: 212
Hiện trạng: Offline
(TNO) Chloramin B là hóa chất dạng bột, khi dùng pha loãng trong nước với nồng độ thấp để tẩy trùng, sát khuẩn môi trường, phòng ốc, các dụng cụ như bàn ghế, giường tủ... Trước đây, chloramin B chỉ được biết đến trong ngành y tế hay các lĩnh vực vệ sinh môi trường. Thế nhưng, trước tình hình cúm A/H1N1 lan rộng, cái tên, nhu cầu và các vấn đề về hóa chất đặc dụng này đang “nóng” lên.

Trường học lúng túng với chloramin B

Chuẩn bị cho mùa khai giảng, 10 tấn chloramin B đã được Sở Y tế TP.HCM chuyển giao cho Sở GD-ĐT TP.HCM. Tuy nhiên, ở các trường, việc tiếp nhận và sử dụng chloramin B vẫn còn nhiều lúng túng.

Theo bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, chuyên trách y tế học đường, Sở GD-ĐT TP.HCM, toàn bộ số chloramin B trên được phân phối về từng trường với chỉ tiêu là 6kg/trường. Việc phân phối này được Sở GD-ĐT TP.HCM thực hiện thông qua các Phòng GD-ĐT quận, huyện. Trường trực thuộc đơn vị quận huyện nào thì đến Phòng GD-ĐT quận huyện đó nhận.

Hiện nay, nhiều Phòng GD-ĐT lại đang “kêu” về những khó khăn trong phân phối, quản lý và bảo quản chloramin B cũng như cảnh báo về độ an toàn khi cất giữ chloramin B tại trường học.

Chloramin B là một hóa chất diệt khuẩn, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, rất nhạy cảm và dễ kích ứng với mắt, cơ quan hô hấp và da. Khi làm việc với chloramin B nhất thiết phải có phương tiện bảo hộ lao động và tuân thủ theo các quy tắc vệ sinh, nồng độ để tránh gây độc hại. Khi sử dụng không được để tiếp xúc trực tiếp giữa da và hóa chất, phải có trang thiết bị bảo vệ da, bảo vệ mắt và nhất thiết phải dùng găng tay.

Thế nhưng, bác sĩ Nguyễn Hữu Nghị, chuyên trách y tế học đường, Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình cho biết: "Hóa chất khi được chuyển về các phòng giáo dục để phân chia lại cho các trường học đều còn nguyên trong đai, trong kiện, chưa được chia nhỏ với hai lớp bao ni-lông. Phòng GD-ĐT lại phải chia nhỏ cho các trường và nhiều trường phải tiếp tục chia nhỏ ra để sử dụng. Hiện nay, các trường học và Phòng GD-ĐT đều không có dụng cụ phân chia, bảo hộ lao động. Khi mở bao bì, hóa chất có mùi rất hăn và khó chịu cũng như độc hại”.

Cũng theo giám sát của ngành giáo dục, có trường hợp, trường sau khi nhận chloramin B về thì lại giao hóa chất này cho giáo viên chủ nhiệm của từng lớp cất giữ, bảo quản và làm vệ sinh. Để tránh xa tầm tay của học sinh, giáo viên lại thường đem hóa chất cất vô tủ và... không biết làm gì (!?).


Phun hóa chất khử trùng trường học - Ảnh: Viên An

Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng thừa nhận, qua các đợt tập huấn, không phải trường nào, giáo viên nào cũng có kiến thức đầy đủ và nắm vững về dự phòng cúm A/H1N1, vẫn có một số còn lờ mờ về các chuyên môn y tế dự phòng.

Các phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường đều có ý kiến nên để chloramin B cho trung tâm y tế dự phòng quản lý, phân chia, xử lý và có kế hoạch sử dụng, lên lịch khử trùng trường học. Vì đây là cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện và nghiệp vụ chuyên môn. Làm vậy cũng sẽ dễ huy động chloramin B hơn trong trường hợp ưu tiên hóa chất khử trùng cho một trường học nào đó khi xuất hiện ổ dịch.

Nhưng như thế, lại thêm một gánh nặng cho ngành y tế trong mùa dịch trong khi ngành y tế đang cần sự chia sẻ và hợp sức của nhiều ngành liên quan và cộng đồng.

Chloramin B, máy đo thân nhiệt: “Nóng” dần

Hiện nay, ngoài số chloramin B được cấp, một số trường học đã tự mua thêm hóa chất này để dự trữ và sát khuẩn trường lớp. Ngoài ra, nhu cầu chloramin B cũng tăng nhanh do các cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị mua về để sát khuẩn cơ sở, đơn vị của mình.

Một chủ cửa hàng bán dụng cụ y tế trên đường Cống Quỳnh (Q.1, TP.HCM) cho biết, từ khi dịch cúm A/H1N1 lan rộng, chloramin B trở thành mặt hàng quen thuộc và được mua với số lượng lớn. Mỗi ngày, cửa hàng bán ra cả trăm kg chloramin B cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị tập thể có nhu cầu. Ngay thời điểm chúng tôi đến hỏi, cửa hàng của chị chỉ còn khoảng 7kg và muốn mua số lượng lớn phải chờ đặt hàng thêm.

Tại khu vực chuyên kinh doanh hóa chất và dụng cụ y tế trên đường Tô Hiến Thành (Q.10) tình hình cũng tương tự. Từ một hóa chất không được nhiều người biết mà giờ đây chloramin B đang trở thành một mặt hàng quen thuộc được quan tâm tại các cửa hàng dụng cụ y tế.

Do nhu cầu cao nên giá chloramin B cũng được đẩy lên. Cùng trên đường Cống Quỳnh (Q.1) nhưng mỗi cửa hàng dụng cụ y tế lại bán chloramin B với một giá khác nhau, từ 110.000 - 130.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá chloramin B trước kia chỉ ở khoảng 80.000 đồng/kg.

Cô Lê Quý, phụ trách y tế trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3) cho biết: "Mỗi tuần vào chiều thứ 7, trường đều phun hóa chất khử trùng, sát khuẩn. Với 45 lớp học và khuôn viên của trường thì lượng chloramin B được Sở phân phối không thể đủ nên trường đã chủ động chi ngân sách mua gần 100kg chloramin B cho việc vệ sinh trường học". Cô Quý cho biết thêm, nhu cầu nhiều, giá cao, trường cũng khó chi ngân sách, may mà nhờ biết địa chỉ công ty phân phối nên mới lấy được giá trực tiếp ưu tiên là 83.000 đồng/kg.

Dịch vụ phun xịt chloramin B cũng đang nở rộ, đặc biệt là trên các trang rao vặt, mua bán trên mạng, với giá phun xịt khoảng 1.500 - 2.000 đồng/m2 sàn.


Khám sức khỏe cho học sinh ngày tập trung tại trường trung học dân lập Trương Vĩnh Ký - Ảnh: Viên An

Cũng như chloramin B, sau cơn "sốt" khẩu trang, giờ thị trường máy đo thân nhiệt cũng bắt đầu "nóng". Đóng giả người đi hỏi mua máy đo thân nhiệt cho trường học tại khu y cụ Tô Hiến Thành và Cống Quỳnh, chúng tôi đều được các cửa hàng báo là hết hàng, chỉ còn 1 - 2 chiếc và nếu mua nhiều (khoảng 5 - 10 chiếc) thì phải chờ, có thể từ hai tuần đến một tháng.

Không những hết hàng, giá máy đo thân nhiệt đã bắt đầu nhích lên. Tại khu bán dụng cụ y tế trên đường Tô Hiến Thành, loại máy đo thân nhiệt trên trán lúc trước chỉ có giá khoảng 400.000 đồng/máy thì giờ đã là hơn 500.000 đồng/máy. Chủ cửa hàng bảo cũng chỉ còn hai cái. Anh cho biết, giá bán các loại máy đo thân nhiệt hiện nay loại nào cũng tăng như thế vì hàng hết mà các đơn vị, cơ sở, trường học đều có nhu cầu mua nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, việc nhiều trường đo thân nhiệt cho tất cả học sinh là phản ứng thái quá và không hợp lý. Bởi số lượng học sinh đông và theo dịch tễ vừa qua, 40% ca mắc cúm A/H1N1 không có triệu chứng rõ rệt, thời gian ủ bệnh chưa bộc phát dấu hiệu.

Cơ quan y tế cũng khuyến cáo, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự vệ sinh cá nhân, thông thoáng phòng ốc với khoảng cách sinh hoạt giữa các học sinh là 1,5 - 2m. Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ về hóa chất, thuốc điều trị, tờ bướm cho các trường trong dự phòng cúm A/H1N1


๑۩۞۩๑ ..~Trúc ^»-(¯`v´¯)-»"^ Miu~.. ๑۩۞۩๑ †Ñ§ØÇ
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025