Giải pháp cho máu bầm dưới da Các bác sĩ khuyến cáo, nhiều bệnh nhân bị máu bầm dưới da thường chủ quan không đi điều trị. Với những vết bầm thông thường có thể hết sau một thời gian nhưng cũng có trường hợp đó là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
Bác sĩ Nguyễn Nhật Ninh, chuyên khoa về da liễu cho biết, khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này dễ xảy ra sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền và cũng có khi do các bệnh lý về máu…
Nhẹ thì chườm đá, bôi thuốc
Khi nhìn thấy vết bầm tím do tụ máu trên da, bạn cần phải biết rằng máu (chủ yếu là hồng cầu) đã thoát ra khỏi mạch máu và tiếp theo sẽ là hàng loạt các phản ứng nối tiếp nhau một cách nhanh chóng, nhằm tạo ra một nút cầm máu ở tại chỗ bị thương để ngăn ngừa chảy máu tiếp cũng như hàn gắn vết thương, sau cùng lập lại sự lưu thông bình thường. Quá trình trên là sự tương tác rất phức tạp của nhiều yếu tố như thành mạch, tiểu cầu và các yếu tố đông máu.
Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu, thông thường sau 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ xậm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất. Theo bác sĩ Nhật Ninh, với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn, chúng ta nên dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật…Mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm giảm sưng, giảm chảy máu.
Với những vết bầm máu sau phẫu thuật, chúng ta có thể xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn. Với những vết bầm máu ở chân tay, có thể kết hợp với băng ép thành mạch, kê cao chi bị chấn thương… Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng thêm thuốc thoa ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn.
Người bệnh không nên lăn trứng gà, xoa dầu nóng lên vết máu bầm. Sự hiểu biết sai lầm này sẽ khiến vị trí chấn thương bị chảy máu nhiều và vết thương viêm nhiễm nặng hơn.
Nặng nên đến bệnh viện
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vết bầm máu trên da cũng như có nhiều nguy cơ có thể làm thành mạch dễ bị tổn thương. Chúng ta thấy người già thường dễ bị bầm máu hơn do thành mạch cứng hơn dễ vỡ hơn, hoặc những người béo phì, đang có mắc các bệnh lý khác, … cũng dễ xuất hiện các vết bầm máu trên da. Như vậy bầm máu trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, ngoài ra còn có thể do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.
Bác sĩ Nhật Ninh nhấn mạnh, khi thấy vết bầm dưới da, người dân thường chủ quan không đi điều trị. Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện nhiều vết tụ máu dưới da mà không có lý do gì rõ ràng hoặc những vết bầm máu đã tan sau đó cứ bị đi bị lại thường xuyên, chúng ta cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý về rối loạn đông máu cần phải được bác sĩ xác định và điều trị. Không nên coi thường tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua.
Thông tin thú vị cho bạn
Để điều trị tan máu bầm do va chạm hoặc sau khi làm các phẫu thuật thẩm mỹ bạn có thể sử dụng một số loại thuốc thoa để làm tan vết bầm. Việc sử dụng thuốc thoa có thể làm tăng hiệu quả cao hơn so với việc không điều trị. Bạn có thể dùng một số thuốc thoa có thành phần MPS là một trong những thành phần được các chuyên gia khuyên dùng vì được chiết xuất từ sụn của động vật có vú. Hiện nay trên thị trường sản phẩm Hirudoid là một trong những sản phẩm có thành phần chính là MPS. Có thể sử dụng Hirudoid trên các vết bầm, các vùng da có vết thương kín. Để tăng hiệu quả bạn có thể thoa đều nhiều lần trong ngày và massage kỹ. Sản phẩm hiện đã có mặt trên khắp các nhà thuốc.