Việc hứa thưởng tiền cho các cặp vợ chồng sinh con gái đã có tác dụng. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, vào năm ngoái, số bé gái được sinh ra ở thủ đô Delhi của Ấn Độ đã nhiều hơn số bé trai.
> Xử phạt cả dân lẫn bác sĩ chẩn đoán giới tính thai Đây là tin tốt với châu Á, nơi có tình trạng thiếu nữ. Châu Á là châu lục có tỉ lệ đàn ông so với phụ nữ trong tổng dân số là cao nhất. Nếu châu Á có cùng tỷ lệ phân chia giới tính như các vùng khác trên thế giới thì số lượng phụ nữ ở đây đáng lẽ ra sẽ nhiều hơn số thực tế hiện giờ 163 triệu người, theo Quỹ Dân số của Liên Hợp Quốc.
Vấn nạn mất cân bằng giới tính mất là rất lớn, trước hết ở Ấn Độ và Trung Quốc, tiếp đó là ở Việt Nam, Đài Loan và các nước vùng Caucasian.
Đển khắc phục sự mất cân bằng giới tính, giới chức ở thành phố Delhi đã áp dụng chính sách tiền thưởng cho tất cả các cặp vợ chồng sinh bé gái: 10.000 rupi tương đương 200 USD cho mỗi bé gái được sinh ra.
Để các bậc cha mẹ không phân biệt đối xử con gái của họ trong việc giáo dục, 5.000 rupi được hứa thưởng thêm khi bé gái đến tuổi đi học và số tiền tương đương sẽ được thưởng thêm 4 lần nữa nếu bé gái học đến lớp 12.
Chiến dịch này hiệu quả bất ngờ. Theo thống kê mới của chính quyền thủ đô, vào năm ngoái tỉ lệ sinh trong thành phố này là 1.004 bé gái so với 1.000 bé trai. Theo thống kê vào năm 2001, tỉ lệ sinh là 933 bé gái so với 1000 bé trai.
Tỉ lệ phân chia giới ở Ấn Độ tính theo tổng điều tra dân số gần đây nhất là 927 phụ nữ so với 1.000 đàn ông. Cho tới nay chỉ có ở Delhi và tỉnh phía nam Ấn Độ - Kerala, nơi có hạ tầng xã hội xây dựng tốt - là nhiều bé gái được sinh ra hơn bé trai.
"Thành công ở Delhi là tấm gương cho các vùng như Haryana và Punjab (nơi có sự thiếu hụt phụ nữ lớn nhất)", Sandhya Bajaj, làm việc cho Tổ chức Quốc gia bảo vệ quyền lợi trẻ em, phát biểu.
Năm 1994 chính quyền cấm siêu âm với mục đích xác định giới tính thai nhi. Mặc dù hoạt động siêu âm này vẫn tiếp tục, nhưng có vẻ không còn với mục đích như trước.
Bác sĩ Dharm Prakash đã thực hiện một chiến dịch để chấm dứt phá thai nhi là gái. Ông cho biết các con số thống kê cho thấy cộng đồng người dân đã phản ứng tích cực với chiến dịch quảng bá rằng nên sinh nhiều bé gái hơn.