Thứ sáu
29-03-2024
02:46
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Vì sao bị từ chối khi tự đề nghị xét nghiệm cúm A/H1N1? - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: CRAZYWOLF, nhocbood_no  
Diễn Đàn » XA LỘ THÔNG TIN » Xã Hội - Thời sự & Tin nóng » Vì sao bị từ chối khi tự đề nghị xét nghiệm cúm A/H1N1?
Vì sao bị từ chối khi tự đề nghị xét nghiệm cúm A/H1N1?
nhocbood_no Ngày: Thứ ba, 11-08-2009, 11:20 | Message # 1
Nhóm: Moderator
Bài viết: 118
Hiện trạng: Offline
Ông Lý Ngọc Kính
Nhiều bạn đọc phản ánh đến Thanh Niên việc họ tới cơ sở y tế tự nguyện đề nghị xét nghiệm cúm A/H1N1 nhưng bị từ chối, dù có những triệu chứng bị cúm. Xung quanh vấn đề này, ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), giải thích:

Trước hết, chúng tôi rất hoan nghênh những người có ý thức phòng lây nhiễm cúm và rất khuyến khích người dân chủ động thông báo đến cơ quan y tế nếu thấy nghi ngờ. Tuy nhiên, với từng trường hợp, cán bộ y tế sẽ tìm hiểu, tư vấn để có chỉ định phù hợp. Chỉ có người có nguy cơ cao (từng có tiếp xúc với người nhiễm vi-rút H1N1, ngay gần khu vực sinh sống có người mắc...) mới nên thực hiện xét nghiệm, chứ không xét nghiệm tràn lan. Việc này nhằm hạn chế tình trạng quá tải xét nghiệm. Hiện trong nước mới có khoảng hơn 20 địa phương có đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm vi-rút cúm.

*Những địa phương không có phòng xét nghiệm, việc chuyển bệnh phẩm đến nơi khác sẽ kéo dài thời gian chờ kết quả, có thể khiến cho bệnh nhân có nguy cơ điều trị muộn, gây hậu quả xấu. Có cách nào để hạn chế, nhất là khi bệnh nhân cúm A/H1N1 đầu tiên tử vong được cho là do điều trị muộn?

- Chúng tôi cũng đã tính đến tình huống này. Hướng dẫn điều trị mới đã cho phép tại các địa phương chưa có phòng xét nghiệm cúm A/H1N1 nhưng phát hiện ca bệnh nghi ngờ (có biểu hiện lâm sàng, có các yếu tố nguy cơ cao) thì bệnh nhân đó được điều trị như bệnh nhân cúm A/H1N1. Quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị sớm, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Về ca nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên tử vong, đây cũng là trường hợp cần rút kinh nghiệm. Bệnh nhân đến khám khi đã có biểu hiện bệnh từ khoảng 4-5 ngày trước đó. Nhưng cũng cần hiểu thêm, ngay khi đến khám lần đầu, bệnh nhân đó đã không chấp nhận ở lại bệnh viện (BV) điều trị, dù BV đã thông báo về tình hình sức khỏe và yêu cầu nhập viện. Chúng tôi xin lưu ý, trong trường hợp bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút cúm A/H1N1 thì phải điều trị bắt buộc, dù bệnh nhân có từ chối.

* Thưa ông, đã có ý kiến cảnh báo về nguy cơ thiếu sinh phẩm chẩn đoán, phải chăng đó cũng là nguyên nhân ngành y tế phải hạn chế các trường hợp mong muốn được xét nghiệm?

- Đến thời điểm này cơ bản vẫn đáp ứng nhu cầu xét nghiệm và ngành y tế vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của tổ chức Y tế thế giới về sinh phẩm chẩn đoán. Ngoài ra, chúng ta cũng đã dự trù kinh phí để mua thêm.

* Còn việc điều trị bệnh nhân tại cộng đồng, một số quốc gia đã áp dụng nhưng vì sao chúng ta chưa?

- Chúng ta chưa áp dụng hình thức này vì chưa thể có đủ thuốc cấp rộng rãi. Nhưng quan trọng hơn cả, thuốc kháng vi-rút phải được kê đơn, sử dụng dưới sự theo dõi, hướng dẫn trực tiếp của cán bộ y tế. Vừa đảm bảo an toàn hiệu quả, vừa hạn chế nguy cơ kháng thuốc. Vì vậy, chúng ta vẫn phải thực hiện bệnh nhân cúm A/H1N1 phải được điều trị tại cơ sở y tế. Trong trường hợp cần thiết sẽ lập BV dã chiến.

* Cụ thể trong trường hợp nào sẽ thành lập BV dã chiến?

- Lãnh đạo Bộ Y tế sẽ sớm chính thức ban hành quy định này. Về cơ bản, BV dã chiến có hai cấp độ khác nhau. Ở cấp độ một, BV dã chiến thành lập với nhiệm vụ cách ly, giám sát tại chỗ, khi các ca bệnh xuất hiện chỉ trong phạm vi nhất định (tương tự như trường Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Khuyến ở TP.HCM vừa qua). Ở cấp độ cao hơn là tình huống BV quá tải, bệnh nhân tăng cao. Khi đó, lãnh đạo UBND tỉnh/thành phố sẽ ra quyết định trưng dụng cơ sở để thành lập BV dã chiến. BV này được trang bị các trang thiết bị y tế, tăng cường nhân lực y tế để tiếp nhận bệnh nhân, điều trị tại chỗ.

Xuất hiện tình trạng bán thuốc chữa cúm A/H1N1 ngoài luồng

Hôm qua 10.8, Sở Y tế TP.HCM họp rà soát công tác phòng chống cúm A/H1N1. Sở cho biết trong ngày đã chuyển giao cho Sở GD-ĐT 10 tấn Cloramin B để phân bố về các trường sát khuẩn môi trường, dụng cụ học tập... tập huấn cho tất cả giáo viên về phòng chống bệnh.

Trước việc một số nhà thuốc trên địa bàn bán thuốc Tamiflu (chữa cúm A/H1N1) ngoài luồng, với giá 1,4 - 1,5 triệu đồng/vỉ 10 viên, Sở chỉ đạo Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra việc buôn bán thuốc Tamiflu trên thị trường. Người dân không nên tự ý dùng thuốc theo kiểu dự phòng vì có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, cũng như tác dụng phụ.

Về diễn biến dịch cúm A/H1N1 tại trường Tiểu học dân lập Quốc tế - Trung học Á Châu (cơ sở trên đường Cao Thắng nối dài, P.12, Q.10), đến hôm qua đã có tổng cộng 4 học sinh của hai lớp khác nhau nhiễm bệnh (trước đó chỉ một em dương tính). Trung tâm Y tế dự phòng Q.10 đang đề xuất nhà trường tạm thời ngừng hoạt động.

Cùng ngày, tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng, đã xác định thêm một bệnh nhân nữa của Đà Nẵng dương tính với cúm A/H1N1, đó là ông L.Đ.Th (60 tuổi, trú tại Thanh Khê Tây, Thanh Khê, Đà Nẵng).

Bộ Y tế cho biết, ngày 10.8, VN đã ghi nhận thêm 20 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1. Kể từ ca nhiễm đầu tiên (31.5) đến nay, VN đã ghi nhận 1.178 trường hợp dương tính, trong đó 716 bệnh nhân đã ra viện.

BACSI.com (Theo TNO)


Swim In Fire Crew no.1
 
Diễn Đàn » XA LỘ THÔNG TIN » Xã Hội - Thời sự & Tin nóng » Vì sao bị từ chối khi tự đề nghị xét nghiệm cúm A/H1N1?
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2024