Gjam sat', ngan chan. ko cho djch hach. tran` sang Vjet. Nam Kể từ ca bệnh hạch cuối cùng năm 2003 tại Tây Nguyên, đến nay, qua giám sát Việt Nam không ghi nhận thêm ca bệnh hạch nào. Tuy vậy, trước dịch hạch thể phổi nguy hiểm đang xảy ra vùng tây bắc Trung Quốc, ngành y tế cũng tăng cường giám sát chặt.
Tại Trung Quốc, theo thông báo được đăng trên website chính thức của Sở Y tế tỉnh Thanh Hải, 10 nghìn người dân ở thị trấn Ziketan - phía tây bắc Trung Quốc, đã bị cách ly sau khi 2 người dân tại đây chết vì bệnh dịch hạch thể phổi (pneumonic plague) và 11 người khác được xác nhận nhiễm bệnh.
Cơ quan chức năng cũng yêu cầu những người đến Ziketan từ ngày 16/7 phải nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra nếu có các dấu hiệu ho hay sốt. Chính phủ Trung Quốc phái ngay một đội chuyên gia y tế tới các khu vực trên để khống chế dịch.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch hạch có 4 thể là: Dịch hạch thể hạch, dịch hạch thể phổi, dịch hạch thể nhiễm trùng huyết và dịch hạch thể màng não. Trong đó, dịch hạch thể phổi là nguy hiểm nhất, nó có thể lây nhanh chóng từ người sang người và diễn tiến bệnh rất nhanh.
Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, những bệnh nhân mắc dịch hạch ở Ziketan (Trung Quốc) nhiễm dịch hạch thể phổi, với tốc độ lây truyền nhanh, tử vong nhanh nếu không phát hiện sớm.
Tại Việt Nam những năm trước, chủ yếu là dịch hạch thể hạch. Nhưng kể từ ổ dịch hạch cuối cùng ở Tây Nguyên (năm 2003), đến nay qua giám sát Việt Nam không ghi nhận thêm ca dịch hạch nào.
Dịch hạch thường lây lan qua tác nhân truyền bệnh là bọ chét, có thể chữa trị được bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm. Tỉ lệ gây chết người của dịch hạch thể hạch khi bệnh nhân không chữa trị là 60%. Các triệu chứng của bệnh dịch hạch thể phổi gồm sốt cao, đau ngực, ho, thở dốc và ho ra chất dịch có lẫn máu hoặc đờm. Đặc biệt phải chú ý đến yếu tố dịch tễ, đó là nếu khu vực sinh sống có bọ chét, chuột... nhất là khi phát hiện có chuột chết, sau đó người bị sốt, nổi hạch... thì cần nhanh chóng đi khám bệnh. Hơn nữa, với những người hay làm thịt chuột cũng cần hết sức lưu ý, vì khi làm thịt chuột, nếu tay có vết thương, vi khuẩn gây bệnh hạch có thể xâm nhập qua vết hở vào máu và gây bệnh.
“Dù phía tây Trung Quốc rất xa Việt Nam, nhiều năm nay nước ta không ghi nhận ca bệnh nhưng các cơ quan chức năng đã chỉ đạo phải giám sát chặt tại cửa khẩu, nhất là trên những chuyến tàu xe chở hàng hóa, vì chuột mang vi khuẩn dịch hạch có thể theo hàng hóa vào Việt Nam. Vì thế, quan trọng nhất là giám sát chặt khâu này, ngăn chặn chuột theo đường hàng hóa vào Việt Nam”, ông Nga cho biết.