Thứ năm
23-01-2025
00:49
Chào mừng bạn, Tham dự viên
RSS
 
Chào mừng đến với Ánh Ban Mai Club
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Hiểm họa môi trường từ các nhà nghỉ ở cồn cát ven biển - Diễn Đàn »
[ Bài viết mới · Thành viên · Qui định diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: CRAZYWOLF, nhocbood_no  
Hiểm họa môi trường từ các nhà nghỉ ở cồn cát ven biển
Andy Ngày: Thứ tư, 05-08-2009, 11:01 | Message # 1
Nhóm: Moderator
Bài viết: 113
Hiện trạng: Offline
Hiểm họa môi trường từ các nhà nghỉ ở cồn cát ven biển angry

Bãi biển Nam Trung Bộ với những cồn cát mênh mông đang trở thành điểm du lịch đắt khách với hàng loạt khu nhà nghỉ. Song do cấu trúc kém bền vững của loại đất cát, việc cắt đất chia lô để xây nhà tạo ra nguy cơ lâu dài đối với môi trường.

Hiện ở nhiều khu vực dọc bờ biển nước ta, đặc biệt từ Lăng Cô chạy vào miền nam, là nơi tập trung nhiều cồn cát, các bãi biển đang bị "xẻ thịt", phân lô để cấp đất cho các nhà đầu tư xây dựng khu nghỉ mát. Tiến sĩ Phó Đức Tùng, Kiến trúc sư cảnh quan, giảng viên Đại học Lâm nghiệp, cho biết chỉ riêng tại vùng Khe Gà (tỉnh Bình Thuận) đã có đến 120 khu, vùng Mũi Né có gần 50, và còn nhiều khu khác đã và đang được xây dựng tại Phan Thiết...

Mỗi khu như vậy rộng vài hecta, trong đó ngoài các khối nhà, còn có bể bơi, hồ chứa nước, khuôn viên cây xanh, thảm cỏ... Ở những bãi biển bình thường, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng thường không có ảnh hưởng lớn. Song vùng cồn cát là một hệ sinh thái rất nhạy cảm, nên chỉ một can thiệp rất nhỏ có thể mang lại hậu họa lớn, như xói mòn, trượt cát, sụt lở và phá hủy cảnh quan.

Để xây dựng resort, nhiều nơi cho chặt phá cây rừng để lấy mặt bằng xây dựng hoặc tạo khoảng trống cho tầm nhìn. Việc này đã để lộ những vùng cát yếu trước sức tấn công của gió, và dễ dàng dẫn đến hiện tượng cát bay. Những chỗ trống đó cũng trở nên bất ổn hơn, có thể sụt bất cứ lúc nào do thổ nhưỡng không ổn định. Nhiều nơi nhà đầu tư lại tưởng rằng không chặt cây, mà trồng thêm cây thì sẽ tốt cho môi trường, tạo được cảnh quan. Song với vùng đất cát, vấn đề không đơn giản như vậy. Khi trồng cây trên vùng đất khô hạn, họ phải tưới rất nhiều nước, và chính nước này là nguồn nguy hiểm dẫn đến sụt lở các đụn cát. Đây là điểm rất khác với các vùng đồi trọc nhưng có nền đất bền vững. Ông Tùng cho biết một hiện tượng tương tự đã làm sụt cát, gây chết người ở Phan Thiết cách đây không lâu.

Cũng theo ông Tùng, việc mở đường giao thông xuyên qua đụn cát rất dễ gây sụt lở, vì việc kè ta-luy không đơn giản như ở những vùng đất đồi vững chắc có tính kết dính cao. Chỉ cần bờ kè bị phá một chỗ rất nhỏ do mạch nước ngầm là cát sẽ trôi như lũ và cuốn phăng kè bờ.

Bên cạnh đó, các khu nhà nghỉ thường không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, mà cho chảy thẳng ra từ bể phốt. Đất cát lại không có khả năng lọc nước tốt như các loại đất thông thường, nên chất bẩn cứ thế chảy thẳng ra biển, làm ô nhiễm ven biển và chính vùng đất này.

Một căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng xây dựng nhà nghỉ là thảm thực vật - dấu hiệu về độ ổn định của môi trường. Thông thường càng xa bờ biển, cây cối càng nhiều tuổi hơn. Ở vùng chỉ có cây bụi tuổi đời dưới 25 năm là những vùng mà trong khoảng thời gian 20 năm trước còn chịu nhiều thiên tai lớn, khiến cho cây cối không trụ được. Những vùng này nói chung chưa đủ độ ổn định để xây dựng lâu dài. Trong khi đó, đa số các khu nhà nghỉ ở Việt Nam đều xây sát biển. Hệ quả của nó sẽ là những nguy hiểm không lường trước được. Thêm nữa, việc xây dựng sát biển cũng can thiệp vào chu trình bồi lấp, cuốn đi của cát biển ven bờ, và chỉ cần một biến đổi nhỏ sẽ kéo theo thay đổi cảnh quan của cả một dải bờ biển.

Vùng cồn cát ven biển mới được đưa vào khai thác du lịch không lâu, song nếu không sớm có các quy hoạch tổng thể để bảo vệ và khai thác một cách bền vững, vùng này sẽ bị hủy hoại nhanh chóng và trở thành sa mạc, phá hủy môi trường và rút ngắn tuổi thọ các công trình. Ông Tùng cho rằng không nên xây dựng các công trình quy mô quá lớn ở đây. Đặc biệt tại những vùng triền dốc phải tuyệt đối hạn chế sử dụng nước và quy hoạch hệ thống nước thải thật tốt. Các công trình kiến trúc nên làm nhỏ, nhẹ, chia tách khối, không dùng móng sâu, vật liệu nặng. Sau cùng, trong cả một dải cồn cát ven biển, nên chọn những địa điểm quan trọng của hệ sinh thái để giữ lại bảo tồn nguyên trạng, không nên "chia lô hết sạch" như ở Phan Thiết hiện nay.


Sau mot con* mua*, troj` laj trog.Ngag~ mat. nhj`n len^, thay cau` vog`.Bung` len^ trog tim, mot. hy vog.Vuot qua thu~ thach', at thanh` cog^
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Website được tạo bởi CRAZYWOLF © 2025